Chủ nhân Giải thưởng VinFuture được vinh danh ở Giải thưởng Breakthrough 2025

Nhóm các chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture 2023 vừa được vinh danh ở hạng mục Khoa học sự sống của Giải thưởng Breakthrough 2025 với công trình tiên phong khám phá vai trò của các GLP-1, nền tảng cho các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường .

Theo thông tin từ Giải thưởng Breakthrough, năm nhà khoa học, bao gồm GS. Daniel Joshua Drucker, GS. Joel Francis Habener, GS. Jens Juul Holst, PGS. Svetlana Mojsov - các chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture dành cho Nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới năm 2023 - và bà Lotte Bjerre Knudsen cùng được vinh danh với Giải thưởng Breakthrough trong lĩnh vực Khoa học sự sống.

Những đóng góp mang tính nền tảng của phát kiến này - từ việc phát hiện ra hormone cơ bản thông qua kiến thức sinh lý học đến phát triển dược phẩm - đã dẫn đến sự ra đời của các loại thuốc điều trị tiểu đường và béo phì hiệu quả cao, mở ra một kỷ nguyên mới trong việc điều trị các rối loạn tim mạch và chuyển hóa bằng thuốc peptide giống glucagon - 1 (GLP-1).

Chu nhan Giai thuong VinFuture duoc vinh danh o Giai thuong Breakthrough 2025
 

Theo đánh giá của Breakthrough, các thành tựu đột phá của họ bao gồm: xác định gen mã hóa hormone GLP-1; tổng hợp, phân lập và mô tả các dạng hoạt tính sinh học của hormone này; chứng minh quá trình sản xuất GLP-1 tại ruột và khả năng kích thích sản xuất insulin của nó; giải thích các vai trò sinh lý đa dạng khác, bao gồm kiểm soát cảm giác thèm ăn và duy trì cân bằng năng lượng; phát triển một phiên bản hormone ổn định hơn có thể hoạt động liên tục trong cơ thể trong nhiều ngày thay vì vài giờ; và quan trọng nhất là chuyển hóa những khám phá này thành một nhóm thuốc mang tính cách mạng, đang thay đổi cuộc sống của hàng trăm triệu người  mắc các bệnh lý chuyển hóa trên toàn thế giới. 

Được mệnh danh là “Giải Oscar của Khoa học”, Giải thưởng Breakthrough được khởi xướng bởi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp từ Thung lũng Silicon nhằm tôn vinh những phát kiến khoa học đột phá trong thời đại này.

Việc Giải thưởng Breakthrough 2025 vinh danh phát kiến đột phá của nhóm nghiên cứu GLP-1, đã tiếp nối sự công nhận xứng đáng mà nhóm các nhà khoa học này đã được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2023.

Chu nhan Giai thuong VinFuture duoc vinh danh o Giai thuong Breakthrough 2025-Hinh-2
 
Trước đó, tháng 12/2023, tại Lễ trao Giải VinFuture mùa 3, bốn nhà khoa học gồm GS. Drucker, GS. Habener, PGS. Mojsov cùng GS. Holst đã được trao Giải Đặc biệt VinFuture dành cho Nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới trị giá 500.000 USD với công trình tiên phong khám phá vai trò của các GLP-1. Công trình là nền tảng cho các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường và béo phì hiệu quả, thúc đẩy các liệu pháp điều trị mới đối với các bệnh thoái hóa thần kinh, đồng thời đặt nền móng và mở ra hy vọng mới trong việc điều trị cho hơn 400 triệu người mắc bệnh tiểu đường tuýp  2, hơn 1 tỷ người mắc bệnh béo phì và hơn 3 triệu người mắc hội chứng ruột ngắn. Năm 2023, có hơn 20 triệu liều thuốc GLP-1 được sử dụng trên thế giới với tỷ lệ tăng ấn tượng 6,7%.

VinFuture cũng là giải thưởng khoa học công nghệ quốc tế lớn đầu tiên vinh danh PGS. Mojsov cho sự đóng góp của bà vào công trình này.

Từ sau Giải thưởng VinFuture, nhóm các chủ nhân công trình GLP-1 liên tiếp được vinh danh ở nhiều giải thưởng và bảng xếp hạng uy tín trên thế giới. Đáng chú ý là việc Tạp chí Time (Hoa Kỳ) đã bình chọn các GS. Drucker, GS. Habener và PGS. Mojsov vào danh sách Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới năm 2024 nhờ công trình này.

Dù chỉ mới bước sang năm thứ 5 hoạt động, Giải thưởng VinFuture ngày càng khẳng định tầm vóc và uy tín khi nhiều chủ nhân giải thưởng liên tiếp được vinh danh ở các giải thưởng quốc tế danh giá, mà đặc biệt là Giải Nobel. Điển hình là các nhà khoa học TS. Katalin Karikó, GS. Drew Weissman (Giải thưởng Chính VinFuture 2021, Giải Nobel Y học 2023), TS. Demis Hassabis, TS. John Jumper (Giải Đặc biệt VinFuture 2022, Giải Nobel Hóa học 2024), và GS. Geoffrey Hinton (Giải thưởng Chính VinFuture 2024, Nobel Vật lý 2024).

Ông Nguyễn Đức Thuỵ có thể nhận 177 tỷ đồng cổ tức từ LPBank

(Vietnamdaily) - Ông Nguyễn Đức Thuỵ - Chủ tịch Hội đồng quản trị LPBank có thể nhận 177 tỷ đồng cổ tức nếu kế hoạch chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 25% được thông qua.

Theo tài liệu ĐHĐCĐ năm 2025 vừa công bố, Ngân hàng Lộc Phát (LPBank LPB) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 14.868 tỷ đồng, tăng 22,2% so với năm 2024. Tổng tài sản dự kiến tăng 3,5%, đạt 525.890 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng trình ĐHCĐ việc thành lập Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank AMC). LPBank AMC sẽ có vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ, 100% góp vốn từ LPBank.

Ngoài ra, ngân hàng dự kiến trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 25%, đây là lần đầu tiên kể từ năm 2017, nhà băng này chia cổ tức bằng tiền. Với 2,98 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, LPBank sẽ chi khoảng 7.468 tỷ đồng trả cổ tức.

Huyền thoại Hùng Vương và tinh thần “dân là gốc“

Huyền thoại Hùng Vương từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong tâm thức người Việt. Đó không chỉ là câu chuyện truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc mà còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, ý chí dựng nước và giữ nước.

Huyen thoai Hung Vuong va tinh than

 Tuy nhiên, từ góc độ khoa học, huyền thoại Hùng Vương có phải hoàn toàn là sản phẩm của trí tưởng tượng hay thực chất phản ánh những sự kiện lịch sử được lưu truyền qua dân gian? Các nghiên cứu khảo cổ học, sử học và nhân chủng học trong những thập kỷ qua đã cung cấp nhiều bằng chứng quan trọng, giúp làm sáng tỏ thời kỳ được xem là "buổi bình minh" của lịch sử Việt Nam.

Huyen thoai Hung Vuong va tinh than

Một trong những câu hỏi quan trọng nhất về truyền thuyết Hùng Vương là liệu nhà nước Văn Lang có thực sự tồn tại hay không? Nếu xét theo mô hình triều đại phong kiến chặt chẽ như thời Lý, Trần thì chưa có bằng chứng thuyết phục. Nhưng nếu tiếp cận từ góc độ nhà nước sớm– một thực thể chính trị có tổ chức, có lãnh đạo và quản lý xã hội – thì các nghiên cứu khảo cổ học đã mang lại nhiều chứng cứ quan trọng.

PGS.TS Trịnh Sinh, chuyên gia khảo cổ học khẳng định, để hiểu rõ văn hóa Hùng Vương – thời đại dựng nước đầu tiên của dân tộc, cần kết hợp bằng chứng khảo cổ với tư liệu từ chính sử, văn bia, sắc phong và văn hóa dân gian. Ông nhấn mạnh rằng: Văn hóa Đông Sơn, với hệ thống mộ táng, di tích như Cổ Loa, Việt Khê, Làng Vạc, đã chứng minh sự phân tầng xã hội – một trong những tiền đề hình thành nhà nước sớm thời Hùng Vương. Sự phát triển kinh tế, trị thủy, chống ngoại xâm và giao lưu văn hóa rộng rãi trong thời kỳ này chính là cơ sở vật chất cho sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam.
Bên lề Hội thảo khoa học quốc gia “Thời đại Hùng Vương trong tiến trình lịch sử Việt Nam” năm 2019 , GS.TS Nguyễn Quang Ngọc đã khẳng định: “Thời đại Hùng Vương là có thật”. Nhiều chuyên gia khảo cổ học cũng nhận định: “Câu chuyện 18 đời vua Hùng chỉ mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, những nghiên cứu khảo cổ học trong nhiều thập kỷ qua đã chỉ ra rằng vào khoảng 2.700 – 2.500 năm trước, đã tồn tại một xã hội có tổ chức, với những trung tâm cư trú lớn, có dấu hiệu phân tầng xã hội rõ rệt. Điều này phù hợp với mô tả trong truyền thuyết về nhà nước Văn Lang”.
Những di tích khảo cổ tiêu biểu chứng minh sự tồn tại của một xã hội phát triển thời kỳ này gồm:
Thành Cổ Loa: Được xem là trung tâm quyền lực của người Việt cổ, có hệ thống thành lũy đồ sộ với kỹ thuật xây dựng tiên tiến.
Các khu mộ cổ ở Việt Khê, Làng Vạc: Chứa đựng nhiều đồ tùy táng phong phú, phản ánh sự phân tầng xã hội rõ rệt.
Các di tích Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn: Cho thấy sự phát triển liên tục của cộng đồng cư dân từ sớm đến khi hình thành một tổ chức xã hội có cấu trúc phức tạp.
Những bằng chứng này khẳng định rằng thời đại Hùng Vương không chỉ là huyền thoại, mà có cơ sở lịch sử vững chắc.
Huyen thoai Hung Vuong va tinh than

Nếu nhà nước Văn Lang xuất hiện trong truyền thuyết, thì nền văn hóa tạo nên nhà nước đó chính là văn hóa Đông Sơn (khoảng 700 TCN – 100 SCN). Đây là nền văn hóa phát triển rực rỡ, được coi là cái nôi của văn minh Việt cổ.

Theo một số chuyên gia, sự phát triển của văn hóa Đông Sơn không chỉ thể hiện trình độ kỹ thuật cao mà còn phản ánh sự vận hành của một xã hội có tổ chức, đủ điều kiện để hình thành một nhà nước sớm.
Những đặc trưng nổi bật của văn hóa Đông Sơn gồm:
Trống đồng Đông Sơn – biểu tượng quyền lực và tín ngưỡng, phản ánh trình độ luyện kim cao cấp.
Kỹ thuật luyện kim tiên tiến – chế tạo công cụ sản xuất, vũ khí và đồ dùng sinh hoạt.
Nông nghiệp lúa nước phát triển – tạo nền tảng kinh tế ổn định.
Cấu trúc xã hội có phân tầng – thể hiện qua các di tích mộ táng.
Từ đó, có thể thấy văn hóa Đông Sơn chính là nền tảng hiện thực hóa truyền thuyết về nước Văn Lang, giúp huyền thoại Hùng Vương trở nên thuyết phục hơn dưới góc nhìn khoa học.
Huyen thoai Hung Vuong va tinh than

Nếu góc nhìn khoa học giúp xác định những yếu tố lịch sử có thật trong truyền thuyết Hùng Vương, thì góc nhìn văn hóa làm rõ vai trò của huyền thoại này trong việc định hình bản sắc dân tộc.

Khác với nhiều huyền thoại về các triều đại phong kiến mang tính thần quyền hoặc quân quyền, truyền thuyết Hùng Vương lại nhấn mạnh vai trò của nhân dân.
Hình tượng các vua Hùng không phải là những vị quân vương chinh phạt, mà là những người dựng nước, cùng dân khai hoang, trồng lúa, trị thủy.
Triết lý này khẳng định một giá trị xuyên suốt trong lịch sử Việt Nam: Nhà nước không chỉ là bộ máy cai trị, mà là sự đoàn kết giữa chính quyền và nhân dân; Tư tưởng "dân là gốc" đã trở thành nguyên lý tổ chức xã hội của người Việt qua hàng nghìn năm.
Huyen thoai Hung Vuong va tinh than

Một minh chứng rõ ràng nhất cho sức sống bền vững của huyền thoại Hùng Vương là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, được thực hành liên tục qua hàng nghìn năm.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch) không chỉ là dịp để tưởng nhớ các vua Hùng mà còn là dịp để toàn thể dân tộc Việt Nam ôn lại truyền thống yêu nước, bảo vệ độc lập và tự chủ. Lễ hội này đã trở thành một biểu tượng văn hóa, là dịp để mọi người gắn kết với cội nguồn, dù ở bất kỳ nơi đâu. Năm 2012, UNESCO đã công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại, điều này càng khẳng định giá trị trường tồn của huyền thoại này.
PGS.TS Bùi Văn Liêm, nhấn mạnh: “Tín ngưỡng thờ Hùng Vương không chỉ nhắc nhở mỗi người Việt về chung một cội nguồn, mà còn gắn kết truyền thống với hiện tại, giúp thế hệ sau hiểu về quá khứ và phát huy bản sắc dân tộc”.
Truyền thuyết Hùng Vương, dù dưới góc nhìn khoa học hay văn hóa, vẫn là một biểu tượng bất diệt của dân tộc Việt Nam. Nó không chỉ phản ánh một giai đoạn lịch sử có thật mà còn giúp cố kết cộng đồng, hun đúc lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết dân tộc.
Việc tiếp tục nghiên cứu, bảo tồn và quảng bá giá trị của huyền thoại Hùng Vương là trách nhiệm chung của thế hệ hôm nay, để những di sản văn hóa và lịch sử này không bị lãng quên trước dòng chảy hiện đại hóa.
Huyen thoai Hung Vuong va tinh than