Chộp Dream trắng tinh khôi của “bạch công tử” tại Sài Gòn

(Kiến Thức) - Chiếc Dream trắng tinh khôi vi vu cùng chủ nhân của nó cũng trắng toát từ đầu đến chân, thu hút sự chú ý của người đi đường.

Thành viên một diễn đàn về xe máy vừa chia sẻ những bức ảnh thú vị có tiêu đề: "Lại phát hiện chiếc Dream trắng tinh của bạch công tử tại Sài Gòn". Thành viên này cho biết, chiếc xe thong thả trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP HCM và rơi vào tầm ngắn của một bạn trẻ đi cùng đường.
"Bạch công tử" cùng chiếc Dream trắng tinh khôi thu hút sự chú ý của người đi đường.
 "Bạch công tử" cùng chiếc Dream trắng tinh khôi thu hút sự chú ý của người đi đường.
Chân dung "bạch công tử".
 Chân dung "bạch công tử".
Nhìn tổng thể, chiếc Dream được khoác lên mình lớp áo trắng từ thân xe, gương xe đến cả bánh xe. Chủ nhân của nó cũng diện quần áo trắng tinh đồng bộ với mũ, giày, tất đều một màu trắng.
Hai bức ảnh trên nhận được sự quan tâm của nhiều thành viên trên diễn đàn này. Một thành viên bật mí, người đàn ông trung niên điều khiển chiếc Dream trong ảnh có biệt danh là Micher, là một người rất vui tính và dễ thương. Còn chiếc Dream trắng muốt là "cần câu cơm" của ông, chiếc xe chuyên phục vụ "xe ôm" cao cấp trên nhiều tuyến phố ở Sài Gòn.

Hàng trăm xe Dream “chiến” đại náo Hải Phòng

(Kiến Thức) -Hàng trăm chiếc Dream "chiến" ở khắp các tỉnh cùng đổ về Hải Phòng để tham gia chương trình "Kết nối ước mơ" do CLB Dream II Hải Phòng tổ chức.

Cuộc hội ngộ giữa các thành viên cùng yêu thích xe Honda Dream diễn ra tại Hải Phòng cuối tuần qua.
Cuộc hội ngộ giữa các thành viên cùng yêu thích xe Honda Dream diễn ra tại Hải Phòng cuối tuần qua.
Tụ họp tại Hải Phòng có hàng trăm chiếc Dream đến từ nhiều địa phương như Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội...
Tụ họp tại Hải Phòng có hàng trăm chiếc Dream đến từ nhiều địa phương như Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội... 

Lý do xe máy Bridgestone đình đám ở VN... biến mất

(Kiến Thức) - Ít ai biết Bridgestone là nhãn hiệu lốp xe nổi tiếng đến từ Nhật Bản và là thương hiệu xe máy nổi tiếng một thời ở Việt Nam.

Thương hiệu Bridgestone được thành lập vào năm 1945 bởi Soichiro Ishibashi. Tên công ty được lấy từ chính tên của ông này dịch theo tiếng Anh: Ishi - đá, Bashi - cầu (cầu đá hay là Stone bridge). Thời điểm đó, ông Ishibashi đang đều hành một công ty nhập khẩu linh kiện ô tô. Sau chiến tranh Thế giới thứ 2, Nhật bản có nhu cầu về phương tiện giao thông cá nhân giá rẻ và Ishibashi quyết định bước vào lĩnh vực sản xuất xe 2 bánh. Ảnh: Logo của thương hiệu Bridgestone.
Thương hiệu Bridgestone được thành lập vào năm 1945 bởi Soichiro Ishibashi. Tên công ty được lấy từ chính tên của ông này dịch theo tiếng Anh: Ishi - đá, Bashi - cầu (cầu đá hay là Stone bridge). Thời điểm đó, ông Ishibashi đang đều hành một công ty nhập khẩu linh kiện ô tô. Sau chiến tranh Thế giới thứ 2, Nhật bản có nhu cầu về phương tiện giao thông cá nhân giá rẻ và Ishibashi quyết định bước vào lĩnh vực sản xuất xe 2 bánh. Ảnh: Logo của thương hiệu Bridgestone.
Năm 1958, mẫu xe Bridgestone đầu tiên xuất hiện trên thị trường có tên gọi BS-21 "Bambi" với dung tích xi-lanh 26cc, sau đó được nâng cấp trở thành B-31 (38.5cc) và BS-41 (49cc). Những xe gắn máy này bán rất chạy và tạo nên thương hiệu Bridgestone nổi tiếng.
Năm 1958, mẫu xe Bridgestone đầu tiên xuất hiện trên thị trường có tên gọi BS-21 "Bambi" với dung tích xi-lanh 26cc, sau đó được nâng cấp trở thành B-31 (38.5cc) và BS-41 (49cc). Những xe gắn máy này bán rất chạy và tạo nên thương hiệu Bridgestone nổi tiếng.  
Những chiếc xe đầu tiên của Bridgestone được bán ở thị trường Nhật Bản, Mỹ thông qua sự phân phối của Rockford Motors, Sears-Roebuck và Montgomery-Ward (chuyên bán hàng qua các catalogues) hoặc thông qua các cửa hàng bán đồ thể thao trên khắp nước Mỹ. Ảnh: Những chiếc xe bán ở Mỹ.
Những chiếc xe đầu tiên của Bridgestone được bán ở thị trường Nhật Bản, Mỹ thông qua sự phân phối của Rockford Motors, Sears-Roebuck và Montgomery-Ward (chuyên bán hàng qua các catalogues) hoặc thông qua các cửa hàng bán đồ thể thao trên khắp nước Mỹ. Ảnh: Những chiếc xe bán ở Mỹ.
Trong hình là mẫu xe Bridgestone "Champion" đời thứ 3 được một tờ báo của Nhật quảng cáo vào năm 1962.
Trong hình là mẫu xe Bridgestone "Champion" đời thứ 3 được một tờ báo của Nhật quảng cáo vào năm 1962. 
Các kiểu xe Bridgestone dung tích nhỏ được bán ra thị trường Đông Nam Á như Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam... Tuy nhiên, miền Nam Việt Nam thời điểm ấy tràn ngập các dòng xe Honda, Suzuki, Yamaha, Kawasaki, chỉ có duy nhất kiểu xe BS-50 Sport với 2 màu đen và đỏ được bán.
Các kiểu xe Bridgestone dung tích nhỏ được bán ra thị trường Đông Nam Á như Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam... Tuy nhiên, miền Nam Việt Nam thời điểm ấy tràn ngập các dòng xe Honda, Suzuki, Yamaha, Kawasaki, chỉ có duy nhất kiểu xe BS-50 Sport với 2 màu đen và đỏ được bán.
Chiếc BS-50 Sport trong tình trạng hoàn hảo tại Bình Dương, Việt Nam.
Chiếc BS-50 Sport trong tình trạng hoàn hảo tại Bình Dương, Việt Nam. 
Trong những năm đầu thập niên 60, ngành công nghiệp xe máy Nhật Bản trải qua một giai đoạn khó khăn, khiến một số nhà sản xuất xe máy phải đóng cửa. Trái ngược với xu hướng đó, Bridgestone liên tiếp tung ra hàng loạt sản phẩm mới như: BS-90 vào năm 1964, BS-50 và BS-175 vào năm 1965 và BS-350 vào năm 1967.
Trong những năm đầu thập niên 60, ngành công nghiệp xe máy Nhật Bản trải qua một giai đoạn khó khăn, khiến một số nhà sản xuất xe máy phải đóng cửa. Trái ngược với xu hướng đó, Bridgestone liên tiếp tung ra hàng loạt sản phẩm mới như: BS-90 vào năm 1964, BS-50 và BS-175 vào năm 1965 và BS-350 vào năm 1967.
Khi Bridgestone đóng cửa bộ phận sản xuất xe mô tô tại Nhật Bản, hãng vẫn sản xuất nhượng quyền các động cơ 50cc cho đến năm 1979. Các bản quyền và dụng cụ sản xuất cho các kiểu xe 60cc và 100cc máy đơn được bán cho BS Tailung của Đài Loan. Với việc đóng cửa dây chuyền sản xuất Đài Loan vào năm 1975, dòng họ xe máy Bridgestone cuối cùng đã kết thúc. Ảnh: Mẫu xe đua tại giải đua Daytona (Mỹ).
Khi Bridgestone đóng cửa bộ phận sản xuất xe mô tô tại Nhật Bản, hãng vẫn sản xuất nhượng quyền các động cơ 50cc cho đến năm 1979. Các bản quyền và dụng cụ sản xuất cho các kiểu xe 60cc và 100cc máy đơn được bán cho BS Tailung của Đài Loan. Với việc đóng cửa dây chuyền sản xuất Đài Loan vào năm 1975, dòng họ xe máy Bridgestone cuối cùng đã kết thúc. Ảnh: Mẫu xe đua tại giải đua Daytona (Mỹ). 
Hiện nay, một lượng đáng kể xe máy Bridgestone vẫn tồn tại ở Anh, Mỹ, Úc và Việt Nam. Chủ nhân những chiếc xe này vẫn ôm ấp niềm đam mê về một nhãn hiệu sẽ tồn tại mãi với thời gian trong tâm trí các dân chơi.
Hiện nay, một lượng đáng kể xe máy Bridgestone vẫn tồn tại ở Anh, Mỹ, Úc và Việt Nam. Chủ nhân những chiếc xe này vẫn ôm ấp niềm đam mê về một nhãn hiệu sẽ tồn tại mãi với thời gian trong tâm trí các dân chơi.