Chồng đưa vợ bại liệt từ Cần Thơ ra Đền Hùng dâng hương: ‘Giờ chết chúng tôi cũng mãn nguyện rồi’

Sau bao ngày mơ ước, vợ chồng ông Diện (Cần Thơ) cũng có ngày lên được đến Đền Hùng đúng ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch để thắp hương tưởng nhớ các vua Hùng.

Hôm nay (mùng 10/3 Âm lịch), hàng triệu du khách thập phương đã đổ về khu di tích Đền Hùng để dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng.
Trong đoàn người tập nập ấy, nhiều người đặc biệt chú ý tới hai vợ chồng ông Trang Quốc Diện (59 tuổi, trú TP Cần Thơ).
Mất 2 ngày 2 đêm để đi xe khách từ Cần Thơ ra Đền Hùng, đến nơi, vợ chồng ông Diện không giấu nổi niềm hạnh phúc vô bờ bến khi thực hiện được mong mỏi bấy lâu.
Chong dua vo bai liet tu Can Tho ra Den Hung dang huong: ‘Gio chet chung toi cung man nguyen roi’
 Ông Diện đẩy xe chở vợ đi tham quan lễ hội.
Chứng kiến cảnh ông Diện vã mồ hôi bồng bế người vợ bại liệt, một chủ quán tốt bụng ngụ cư gần Đền Hùng đã đồng ý cho vợ chồng ông mượn chiếc xe đẩy hàng.
Ông Diện kể, ở Cần Thơ, ông làm ruộng, còn vợ chạy xe lăn khắp các phố phường bán vé số dạo. Hai vợ chồng ông đã lấy nhau gần 40 năm và không có con cái.
Điều kiện kinh tế khó khăn nên chưa bao giờ hai vợ chồng tổ chức đi du lịch xa. Ông bảo, chuyến đi 2 ngày 2 đêm lặn lội từ Cần Thơ ra Phú Thọ chẳng khác nào hành trình lịch sử. Chi phí cho toàn bộ chuyến đi khoảng 3 triệu đồng.
“Chúng tôi mơ ước một lần đặt chân đến đây để dâng hương lên các Vua Hùng. Dù vất vả nhưng sau này chúng tôi có chết cũng cảm thấy mãn nguyện”, ông Diện chia sẻ.
Chong dua vo bai liet tu Can Tho ra Den Hung dang huong: ‘Gio chet chung toi cung man nguyen roi’-Hinh-2
Ngày hôm nay sẽ là một ngày hạnh phúc khó quên với vợ chồng ông Diện. 
Bà Dung (vợ ông Diện) tâm sự, bà bị bại liệt từ năm lên 4 tuổi. Khi đó, bà bị trúng gió và gia đình cũng chạy chữa nhiều nơi nhưng không khỏi. Cuộc sống của bà gặp không ít khó khăn vì việc đi lại không được như người bình thường.
Tuy nhiên, với sự lạc quan yêu đời trong cuộc sống, bà đã chiếm được tình cảm của ông Trang Quốc Diện.
“Tôi yêu vợ tôi bởi tính tình hòa nhã và hòa đồng với mọi người xung quanh. Gia đình tôi hồi đó cũng không cấm cản chuyện tôi đến với bà ấy”, ông Diện chia sẻ.

Du khách ngủ qua đêm la liệt ngoài trời tại đền Hùng

Đêm 5/4, nhiều nhóm du khách đi đền Hùng (Phú Thọ) phải ngủ qua đêm tại bãi xe vì giá phòng nghỉ đắt đỏ. Để tránh sương và lạnh họ đã dùng mọi vật dụng phủ lên người.

Canh du khach ngu qua dem la liet ngoai troi tai den Hung
Rạng sáng 6/4 (mùng 10/3 chính hội đền Hùng), hàng trăm người có mặt sớm tại đền Hùng, phía dưới chân núi Nghĩa Lĩnh ngủ qua đêm, chờ đến chính hội được dâng hương. 

Bất chấp biển cấm, người dân chen nhau ném tiền vào giếng cổ Đền Hùng

Bất chấp việc Ban tổ chức Lễ hội Đền Hùng đã cắm biển cấm, trong ngày 21.4 (tức ngày 6.3 âm lịch) – ngày đầu khai hội, hàng trăm người dân vẫn “hồn nhiên” ném tiền vào giếng cổ Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ).

Giếng Rồng trên Đền Hùng được gắn liền với với truyền thuyết sau khi tổ mẫu Âu Cơ sinh bọc trăm trứng nở ra 100 người con trai đã dùng nước giếng này tắm cho các con.
Giếng Rồng là nơi luôn thu hút lượng lớn du khách mỗi khi có dịp về Đền Hùng. Ảnh Ngô Hùng
 Giếng Rồng là nơi luôn thu hút lượng lớn du khách mỗi khi có dịp về Đền Hùng. Ảnh Ngô Hùng

Năm 2002, các nhà khoa học tiến hành khai quật tại khu vực giếng cổ Đền Hùng đã phát hiện trong lòng giếng cổ có những dấu tích văn hóa của các thời kỳ Lý – Trần – Lê – Nguyễn.

Không biết nghe từ đâu, nhưng khi đến giếng cổ, nhiều du khách đã ném tiền lẻ xuống giếng cổ với mong muốn có sức khỏe, bình an, sự nghiệp, thậm chí là xin con cái.

Việc “xả” tiền vô tội vạ đã vô tình khiến nguồn nước bị ô nhiễm, cảnh quan khu di tích trở nên lộn xộn, nhếch nhác, gây ra hình ảnh phản cảm ở chốn linh thiêng mặc dù đã có biển cấm.

 

Dù đã có biển cấm, người dân vẫn vô tư ném tiền xuống giếng cổ, gây phản cảm ở chốn linh thiêng.
 Dù đã có biển cấm, người dân vẫn vô tư ném tiền xuống giếng cổ, gây phản cảm ở chốn linh thiêng.

“Dù đã có biển khuyến cáo, cũng như có nhân viên nhắc nhở, nhưng tình trạng người dân, du khách ném tiền lẻ vẫn diễn ra khi nhân viên không để ý. Đặc biệt vào những ngày nghỉ, ngày lễ, lượng người đến với Đền Hùng đông, tình trạng ném tiền lẻ xuống giếng càng nhiều. Trước tình trạng này, để giữ gìn vẻ tôn nghiêm, linh thiêng và tránh gây ra hình ảnh phản cảm, ngay từ đầu năm Mậu Tuất 2018, Ban quản lý Khu di tích Đền Hùng đã tăng cường nhân viên nhắc nhở, dựng hòm công đức cạnh giếng để ai có tấm lòng xây dựng Đền Hùng bỏ tiền vào đó, không ném bừa bãi”, ông Nguyễn Duy Anh, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Ban quản lý Khu di tích Đền Hùng cho biết.

Ông Nguyễn Duy Anh mong muốn người dân, du khách khi đến Đền Hùng cần chấp hành nghiêm những nội quy, quy định của nhà nước và Ban quản lý khu di tích lịch sử Đền Hùng để chuyến hành hương về cội nguồn có ý nghĩa trọn vẹn, được vui vẻ, thanh thản cũng như giữ gìn hình ảnh về vùng Đất Tổ văn minh, sạch đẹp.

“Tôi nghĩ việc xử lý hành vi ném tiền xuống giếng cổ và các di tích lịch sử khác là cần thiết. Về với cội nguồn, chốn linh thiêng, mọi người cũng nên giữ tác phong nghiêm túc, hành xử có văn minh, lịch sự thì lòng thành của mình mới được ghi nhận, cũng như làm gương cho con cháu, thế hệ trẻ noi theo”, chị Trần Thanh Tú quê Phú Thọ bày tỏ.

Bỏ tiền vào hòm công đức cạnh giếng cổ là hành động văn minh, lịch sự, tỏ lòng thành kính, cũng như làm tấm gương tốt cho con cháu. Ảnh Ngô Hùng
 Bỏ tiền vào hòm công đức cạnh giếng cổ là hành động văn minh, lịch sự, tỏ lòng thành kính, cũng như làm tấm gương tốt cho con cháu. Ảnh Ngô Hùng
Thiết nghĩ, về với cội nguồn, về với đất Tổ là việc làm đúng đắn, nên làm để tưởng nhớ cội nguồn và tỏ lòng thành kính với các Vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước nên mọi người cần có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường để cuộc hành hương được đủ đầy ý nghĩa.