Chọn ngân hàng, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp sắp từ nhiệm

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp kiêm nhiệm liên quan đến quy định của luật mới đã quyết định ở lại vị trí tại ngân hàng...

Sau khi nhiều người đã lần lượt đưa ra quyết định ở lại ngân hàng, cho đến nay chưa có bất kỳ trường hợp nào công bố sẽ lựa chọn rời ngân hàng và ở lại ở vị trí lãnh đạo doanh nghiệp.
 Sau khi nhiều người đã lần lượt đưa ra quyết định ở lại ngân hàng, cho đến nay chưa có bất kỳ trường hợp nào công bố sẽ lựa chọn rời ngân hàng và ở lại ở vị trí lãnh đạo doanh nghiệp.
Hơn một tháng sau khi Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp trong diện phải thực hiện quy định mới đã lần lượt đưa ra lựa chọn.
Theo quy định của bộ luật trên, một người không được nắm vị trí chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc ngân hàng đồng thời là lãnh đạo cao cấp của doanh nghiệp khác.
Ngay sau khi luật được thông qua, ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), cũng là Chủ tịch công ty Him Lam, là người đầu tiên sớm đưa ra quyết định.
Ồng Dương Công Minh cho biết sẽ ở lại với vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank, để tiếp tục thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng này, mà ông mới bắt đầu tham gia từ cuối tháng 6 vừa qua. Theo đó, ông Minh sẽ từ nhiệm tại công ty Him Lam.
Ngày 23/12 vừa qua, ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Tiên Phong (TPBank), cũng là Chủ tịch tập đoàn DOJI, đã công bố quyết định lựa chọn của mình khi tọa đàm với cán bộ nhân viên. Ông Phú sẽ ở lại nắm vị trí hiện nay tại TPBank.
"Ở DOJI, chúng tôi đã có những thế hệ kế cận có thể đảm đương việc đó. Thách thức còn, khó khăn còn nhưng những người cộng sự đã làm với tôi cả thời gian qua ở DOJI có thể làm được", ông Phú nói và cho rằng quá trình hoạt động tới đây của TPBank cần ông hơn.
Sáng 28/12, phát biểu tại lễ chào sàn UPCOM của cổ phiếu Ngân hàng Bắc Á (BacABank), bà Thái Hương, Tổng giám đốc BacABank cũng đã công bố quyết định sẽ rút lui khỏi chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn TH True Milk sau 10 năm gắn bó, và ở lại vị trí hiện nay tại ngân hàng.
Cũng như ông Đỗ Minh Phú, bà Thái Hương cho biết đã đến lúc chuyển lại vị trí cho thế hệ kế cận tại TH True Milk và sứ mệnh của bà tại doanh nghiệp sữa này đã hoàn thành.
Trả lời báo chí vừa qua, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB), cũng là Chủ tịch tập đoàn T&T, cho biết đã có quyết định của mình.
Cụ thể, ông Hiển sẽ tiếp tục đảm nhiệm vị trí Chủ tịch SHB và sẽ từ nhiệm tại T&T.
"Thời gian qua và hiện nay, tôi dành tới 90% thời gian cho công việc tại SHB. Còn tại T&T, sau quá trình thành lập và phát triển cho đến nay, cả hệ thống đã được thiết lập để chủ động vận hành", ông Hiển cho biết.
Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2017 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/1/2018. Các lãnh đạo doanh nghiệp trong phạm vi thực hiện quy định không được kiêm nhiệm nói trên sẽ phải đưa ra quyết định khi kết thúc nhiệm kỳ tại ngân hàng…
Như trên, sau khi nhiều người đã lần lượt đưa ra quyết định ở lại ngân hàng, tới đây sẽ có nhiều lãnh đạo doanh nghiệp lần lượt từ nhiệm.
Ngược lại, cho đến nay chưa có bất kỳ trường hợp nào công bố sẽ lựa chọn rời ngân hàng và ở lại ở vị trí lãnh đạo doanh nghiệp.

Ông Dương Công Minh: "Tôi sẽ từ chức Chủ tịch Him Lam"

Ông Dương Công Minh cho biết để thực hiện quy định mới, ông sẽ từ chức Chủ tịch HĐQT tại Công ty Him Lam để tập trung vào quá trình tái cơ cấu Sacombank.

Ong Duong Cong Minh: "Toi se tu chuc Chu tich Him Lam"
 Ông Dương Công Minh - Chủ tịch Sacombank và Công ty Him Lam. Ảnh: Zing.
Mới đây, Luật sửa đổi Luật các TCTD đã bổ sung thêm quy định về các điều kiện của các cá nhân đảm nhiệm những chức vụ chủ chốt của ngân hàng. Theo đó, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của ngân hàng sẽ không được tham gia quản trị và điều hành tại các TCTD và các doanh nghiệp khác. Điều khoản này nhằm hạn chế sở hữu chéo và hạn chế việc kiểm soát hoạt động từ các công ty "sân sau".

Lộ diện 3 cá nhân bị phong toả tài sản cùng Vũ Nhôm

Ngoài ông Phan Văn Anh Vũ, các cá nhân Trần Đại Vũ, Lê Văn Sáu và Nguyễn Thị Thu Hiền bị cơ quan chức năng phong toả tài sản.

Theo yêu cầu của Bộ Công an, UBND TP. Đà Nẵng ngày 26/12 đã chỉ đạo Sở Tư pháp, Sở TNMT, các Văn phòng công chứng, các ngân hàng tổ chức tín dụng... tạm dừng tất cả các giao dịch, chuyển đổi chủ sở hữu tài sản trên địa bàn TP.Đà Nẵng có tên Phan Văn Anh Vũ (thường gọi Vũ 'nhôm', SN 2/11/1975, có CMND số 201243660 cấp ngày 11/8/2009 và CMTND số 201293660 cấp ngày 31/01/2000).