Choáng kho đồ cổ vô giá của đại gia Ninh Bình

(Kiến Thức) - Hơn 40 năm sưu tầm đồ cổ, ông Đinh Văn Dần (phố Vạn Thịnh, phường Bích Đào, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) sở hữu hàng trăm đồ vật quý giá. 

Hơn 40 năm sưu tầm đồ cổ, ông Đinh Văn Dần (phố Vạn Thịnh, phường Bích Đào, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) sở hữu hàng trăm đồ vật quý giá. Ông bảo, nếu ông chỉ bán một phần cổ vật sẽ trở thành tỷ phú. Nhưng ông không làm điều đó, ông sưu tầm đồ cổ  với mong muốn sẽ lưu giữ những giá trị của thời gian.
Gia đình cổ vật
Ông Dần cho biết, gia đình ông vốn có truyền thống làm nghề chụp ảnh lâu đời. Gia đình tôi quê gốc ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư về vùng đất này sinh sống nhờ nghề nhiếp ảnh. Ngày đó, bố tôi mê đồ cổ lắm. Nhiều hôm chụp ảnh được đồng nào bố dành cả vào mua đồ cổ. Cụ chơi để thỏa ý thích, giữ lại trong nhà để làm kỷ niệm. Gặp bạn tâm giao, ông sẵn sàng tặng chứ không bán. Bố tôi đã truyền thú chơi đó cho tôi và mọi người trong nhà. Những năm trước, tôi vừa sưu tầm cổ vật, vừa làm nghề chụp ảnh, nhưng thời gian gần đây, thời đại máy ảnh kỹ thuật số lên ngôi. Vì thế, tôi không làm nghề chụp ảnh nữa mà tập trung chơi đồ cổ", ông Dần kể.
Ông Dần cho biết, đồ cổ rất đa dạng về chất liệu như: Đồng, gỗ, sành, sứ... mỗi cái có giá trị nhất định. Ông không quan trọng nó là chất liệu gì, mà điều ông quan tâm là nó mang giá trị thẩm mỹ cao, có giá trị về mặt lịch sử. Do đó, đi đâu thấy đồ vật nào đẹp ông cũng muốn sở hữu. 
Trong kho đồ cổ của ông Dần có hàng trăm món đồ quý giá, ông bảo nhiều món đồ được xếp vào danh sách là bảo vật quốc gia. 
Choang kho do co vo gia cua dai gia Ninh Binh
Ông Dần cho biết, chiếc ấm gốm sứ này được làm từ thời Lý, mang tính thẩm mỹ cao. 
Cắm sổ đỏ để mua đồ cổ
"Hơn 40 năm qua, tôi vẫn rong ruổi trên xe máy về nhiều nơi để sưu tầm đồ cổ. Tôi đến nhiều nhất là các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Tuyên Quang. Đây là nôi của đồ cổ đất Việt. Vì thế, ở các vùng đất này còn rất nhiều đồ quý", ông Dần cho biết.
Ông Dần bảo, có chuyến đi ông mang theo gạo, thức ăn vào sinh sống cùng dân bản. Nhiều gia đình nơi đây rất quý trọng ông. Ông đến là giết gà, mổ lợn thiết đãi. Khi ai đó trong vùng đào được món đồ quý, cũng gọi để nhượng lại cho ông.
Ông Dần kể: "Năm ngoái, người dân một xã huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đào được một chiếc ấm bằng gốm sứ. Tuy nhiên,  do sơ ý họ làm vỡ chiếc nắp bình. Nhiều người định vứt đi, nhưng khi biết thông tin tôi đã về mua lại của họ. Về rửa sạch, lau chùi tôi mới biết đó là chiếc ấm rất quý. Chiếc ấm này cao 45cm, rộng 60cm. Hoa văn chiếc ấm được phân ra thành nhiều tầng. Tầng đầu là những hoa văn vẽ bằng hoa, tầng thứ hai là những chiến binh cầm giáo, khiên chiến đấu, tầng cuối là người dân lao động sản xuất. Từ những dữ liệu đó nhiều người đánh giá chiếc ấm này có từ thời nhà Lý cách đây hàng nghìn năm".
Ông Dần cho biết, "Quý vật tìm quý nhân" đồ vật quý cũng chọn những người biết quý trọng nó. Có một đồ vật mà ông Dần cho rằng, chỉ may mắn ông mới được sở hữu nó.
Choang kho do co vo gia cua dai gia Ninh Binh-Hinh-2
Chiếc ấm men ngọc được cho là có từ hàng nghìn năm trước và là vật dụng của vua chúa. 
"Mấy năm  trước, trong một lần tôi lên huyện Kim Bôi, Hòa Bình sưu tầm đồ cổ. Có một gia đình đào trên đồi được 1 chiếc bình, trên bình có chữ Nho. Ban đồi tôi gặng hỏi mua, nhưng gia chủ cương quyết không bán mà để làm kỷ niệm. Nhưng thời gian sau, họ báo muốn bán chiếc bình lấy tiền cho người thân đi chữa bệnh. Quá vui mừng, tôi phi xe máy một mạch lên tận nơi mua. Tôi gặp may mới mua được chiếc bình đó, vì chiếc bình đó rất quý hiếm nó có từ thời đại Minh - trên chiếc bình còn ghi chữ Nho với chữ  niên hiệu vua Tuyên Đức", ông Dần kể.
Ông Dần cho hay, tính ông đã mê cái gì thì không tài nào dứt ra được. Xưa nay, những đồ vật ông đã thích thì dù giá nào ông cũng muốn sở hữu bằng được. Cách đây mấy năm về trước trên ngã ba Mãn Đức (thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) người dân đào được chiếc chum cổ. Ông Dần lên tận nơi nhìn ngắm và rất thích chiếc chum đó. Nhưng khổ nỗi khi đó ông không có tiền để mua. Ông về nhà, xoay sở vay mượn bạn bè, người thân không được. Sau đó, ông quyết định mang sổ đỏ ra ngân hàng cắm để mua chiếc chum cổ đó. 
Choang kho do co vo gia cua dai gia Ninh Binh-Hinh-3
Đã có người buôn đồ cổ ngã giá chiếc bình này bạc tỷ, nhưng ông Dần quyết không bán. 
"Nếu tôi bán đồ cổ sẽ là tỷ phú"
Ông Dần cho biết: "Hiện ông sở hữu nhiều cổ vật có niên đại hàng nghìn năm. Nó mang giá trị thẩm mỹ và lịch sử cao. Những thứ đó là vô giá, bao nhiêu tiền tôi cũng không bán. Nếu tôi bán đồ cổ chắc sẽ là tỷ phú".
Những cổ vật ông Dần sở hữu như chiếc ấm gốm sứ Hoa Đâu thời Lý, hay chiếc bình thời đại Minh ngày đó ông mua với giá rất rẻ, cái nào nhiều lắm cũng chục triệu đồng là cùng. Thực sự khi đó, ông cũng không biết nó quý giá đến mức nào, yêu thích đồ cổ, thấy người dân đào được thì ông mua lại. Nhưng ông không ngờ, hiện nay những đồ vật đó có giá trị cao đến như vậy. 
"Vừa rồi, có nhóm buôn đồ cổ đến nhà xem các đồ vật của tôi. Xem xét một hồi rồi họ ngả giá chiếc bình gốm sứ Hoa Đâu giá hơn một tỷ đồng. Nhưng tôi không bán. Tôi đòi họ trả chục tỷ đồng mới bán. Thực ra tôi biết nó không đến mức giá như thế. Nhưng tôi không muốn bán nên đòi giá cao để họ không mua được", ông Dần cho hay.
Choang kho do co vo gia cua dai gia Ninh Binh-Hinh-4
Ông Dân luôn mong muốn, xây dựng ngôi nhà để trưng bày cổ vật. 
Ông Dần bảo, xưa nay ông sưu tầm về để ngắm nhìn chứ ít khi bán. Ông muốn lưu giữ tinh hoa của đất nước, tinh hoa của nhân loại. Đặc biệt, những đồ vật được ông xem là báu vật thì dù khách buôn ngã giá nghìn tỷ ông cũng không bán. Ông muốn để những cổ vật đó cho con cháu mai sau.
Khi chúng tôi hỏi, qua bao nhiêu năm chơi đồ cổ, đã khi nào ông bị người khác lừa không? Ông Dần nói lừa ông khó lắm. "Hơn 40 năm chơi cổ vật, đồ đắt tiền, rẻ tiền tôi đều có. Cổ vật thời nào tôi cũng sở hữu vài món đồ quý. Nhưng tôi chưa bao giờ bị người khác lừa. Trong giới đồ cổ, anh em rất quý tôi bởi sự chân thành, ngay thẳng. Tôi sống thật thà nên cũng không ai lừa tôi. Chơi đồ cổ thì không thể ai dạy cho mình được, mỗi người chơi phải tự mày mò, nghiên cứu cho mình kinh nghiệm để chơi. Để có kiến thức về đồ cổ như ngày hôm nay, tự tôi phải học. Đồ cổ có giá trị cao hay thấp phụ thuộc vào hoa văn, hình dáng, kích thước và chất liệu của đồ vật. Đặc biệt, nếu một đồ vật có giá trị cao phải có tính mỹ thuật lớn và nó phải gắn liền với một thời đại văn hóa nào đó của dân tộc, mang giá trị lịch sử lớn lao", ông Dần cho biết.
Ông Đinh Văn Dần cho biết: Tuy tuổi ông cao, nhưng ông vẫn thường xuyên đến nhiều nơi để sưu tầm đồ cổ. Hiện ông có trong tay hàng trăm món đồ cổ quý giá. Trong tương lai không xa, ông dự định sẽ xây dựng một ngôi nhà để trưng bày những món đồ ông đã dày công tìm kiếm.

Chi tiết giá vé máy bay Tết 2015

(Kiến Thức) - Kế hoạch bán vé máy bay Tết đã được nhiều hãng hàng không triển khai, với nhiều “chiêu” khuyến mại, vé rẻ cho khách hàng.

Còn khoảng 2 tháng là tới Tết Âm lịch, các hãng hàng không đã triển khai bán vé Tết để đáp ứng nhu cầu đi lại của khách hàng. Trong đó, có khá nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mại và khiến cho giá vé máy bay Tết 2015 giảm nhẹ. Tuy nhiên, ở các đường bay thông lệ, không áp dụng khuyến mại thì mức giá vé Tết tăng gấp 1,5 – 2 lần so với giá vé ngày thường, tùy thuộc vào từng chặng di chuyển của khách hàng.

Gia ve may bay tet 2015 bang gia ve chi tiet cua cac hang
 

Vietnam Airlines cho biết, để đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp Tết, ngoài các chuyến bay thông lệ, hãng sẽ khai thác tăng thêm chuyến bay trên các đường bay có nhu cầu lớn về tải, tổng số chuyến khai thác trong giai đoạn cao điểm Tết tăng lên nhiều so với thường lệ. Chuyến bay tuyến TP HCM đi Hà Nội ngày 23 tháng chạp (16/2 Dương lịch), hiện Vietnam Airlines bán vé giá 2,87 triệu đồng, Vietjet Air bán giá 2,8 triệu đồng, Jetstar Pacific 2,65 triệu đồng. Mức giá chiều Hà Nội – Vinh (ngày 28 Tết) 2,18 triệu đồng, Hà Nội – TP HCM là 4,6 triệu  đồng. Với chặng từ Nam ra Bắc, thời gian cao điểm của nhu cầu đi lại trong dịp Tết 2015 sẽ tập trung vào khoảng 20 ngày trước Tết (từ 30/1 đến 19/1/2015) và khoảng 20 ngày sau Tết (từ 10/2 đến ngày 11/2/2015).

Ngoài ra, Vietnam Airlines tung chương trình “Tết vui sum họp” mức đặc biệt chỉ từ 299.000 đồng, giá máy bay một chiều khởi hành 11/2 – 02/3/2015 tại đường bay giữa TP HCM – Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Phú Quốc, Pleiku, Đà Lạt; từ 499.000 đồng trên đường bay giữa TP HCM – Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn; từ 699.000 đồng trên đường bay giữa TP HCM – Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Thanh Hóa. Các mức giá trên chưa bao gồm thuế, lệ phí, phụ thu (vé có điều kiện áp dụng đi kèm).

Thời gian cao điểm dịp tết, Vietnam Airlines không thu thêm phí, mức phụ thu dịch vụ được áp dụng tại các phòng vé là 50.000 đồng/ chặng bay cho hạng phổ thông và 90.000 đồng/ chặng bay thương gia (đã bao gồm VAT). Bên cạnh đó, hãng hàng không này cho phép hành khách ký gửi 20kg hành lý, vé trẻ em chỉ là 75% giá vé người lớn (trong khi VietJetAir, Jetstar là 100% giá vé).

Các hãng máy bay giá rẻ như Jetstar và Vietjet cũng bắt đầu bán vé máy bay Tết từ đầu và giữa tháng 9, tháng 10. Hãng hàng không Jetstar Pacific mạnh tay giảm giá vé máy bay Tết cho nhiều hành trình với giá chỉ 99.000 đồng, thời gian đăng ký hết ngày 15/1/2014. 

Ngoài ra, Jetstar còn mở bán vé máy bay tết giá rẻ cho các chặng bay khác đi Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng… Khi khởi hành từ TP HCM, giá vé khá ưu đãi như đi Buôn Ma Thuật là 1,550.00 đồng; đi Nha Trang là 900.000 đồng (giá vé chưa bao gồm thuế và phụ phí). 

Được biết, hiện Jetstar Pacific có 13 mức giá vé máy bay, mức giá cao nhất là 2,8 triệu đồng trong khi giá trần quy định 3,4 triệu đồng (chưa bao gồm thuế). Trong khi năm 2014, cùng với giá nhiên liệu giảm, Jetstar Pacific tăng lượng vé rẻ, mức giá bình quân những tháng cuối năm 2014 giảm đến 20% so với năm trước.

Trước đó, Vietjet Air cũng đã thông báo bán vé máy bay Tết 2015 đợt 1 với 360.000 vé, Tết năm nay Vietjet bổ sung thêm 2 tàu bay mới, đảm bảo đủ vé cho nhu cầu đi lại. Vé tết 2015 từ TP HCM đi Huế giá vé rẻ chỉ 1,43 triệu đồng/ khách (mùng 1 tết). Ngày 26 Tết, từ TP HCM đi Hà Nội giá vé 3,26 triệu đồng/ khách; đi Thanh Hóa giá vé 3,26 triệu đồng/ khách.

KDL Đại Nam của Dũng Lò Vôi ế ẩm ngày mở cửa trở lại

(Kiến Thức) - Du khách đến thưa thớt, các khu vui chơi, giải trí đều rơi vào cảnh vắng tanh là tình trạng của KDL Đại Nam ngày đầu mở cửa đón khách.

Ngày 1/1/2015, KDL Đại Nam đã mở cửa đón khách trở lại sau lời tuyên bố của ông chủ KDL này sẽ đóng cửa vĩnh viễn.
Ngày 1/1/2015, KDL Đại Nam đã mở cửa đón khách trở lại sau lời tuyên bố của ông chủ KDL này sẽ đóng cửa vĩnh viễn.
Trước đó, sau tuyên bố đóng cửa, KDL Đại Nam đã có thông báo sẽ mở cửa, thu phí vào cổng và các dịch vụ trò chơi trở lại vào ngày đầu năm mới.
 Trước đó, sau tuyên bố đóng cửa, KDL Đại Nam đã có thông báo sẽ mở cửa, thu phí vào cổng và các dịch vụ trò chơi trở lại vào ngày đầu năm mới.