Chó Pitbull cắn chết người ở Long An: Chủ chó phải chịu trách nhiệm thế nào?

Qua vụ chó Pitbull phản chủ, cắn chết người, rất nhiều người đọc thắc mắc rằng nếu chó cắn chết người, chủ nuôi phải chịu trách nhiệm ra sao?

Sau hàng loạt sự việc đáng tiếc xảy ra khi những con chó được nuôi liên tục cắn chết người hay gây thương vong nghiêm trọng cho người khác, nhiều người cho rằng cần phải xử lý hình sự những người nuôi chó mà không có biện pháp đảm bảo an toàn cho những người xung quanh.
Điển hình như vụ việc mới xảy ra tại Long An hôm nay (21/5), một con chó Pitbull đã tấn công chủ, cắn chết người trong quán cà phê khiến dư luận vô cùng kinh hãi, nhiều người đã đặt ra câu hỏi, vậy việc dẫn chó đi ra ngoài mà chó cắn người chết thì người chủ nuôi sẽ bị xử lý như thế nào?
Cho Pitbull can chet nguoi o Long An: Chu cho phai chiu trach nhiem the nao?
Pitbull là loài chó chọi, hung dữ. Khi nổi điên chúng sẵn sàng lao vào nhau cắn xé cho tới chết, kể cả con người. 

Nói về vấn đề pháp lý trong những vụ việc này, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp - Đoàn luật sư TP.Hà Nội cho biết, theo Nghị định 90/2017/NĐ-CP, chủ con vật sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng nếu không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng; không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng...

Theo Nghị định 41/2017/NĐ-CP, mức tiền phạt sẽ từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng với các vi phạm như: không chấp hành việc tiêm phòng vắc xin dại cho chó nuôi; vứt động vật mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng, xả nước thải, chất thải mang mầm bệnh ra môi trường;…
Trường hợp thả rông để chó cắn chết người, chủ vật nuôi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, an toàn nơi đông người, theo điều 295 Bộ luật Hình sự 2015.
Theo luật sư Cường, "an toàn nơi đông người" được hiểu là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong với người ở những nơi sinh hoạt nơi đông người.  
Điều 295 Bộ luật Hình sự quy định, chủ vật nuôi thả rông chó để cắn chết một người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm.
Trường hợp chó cắn chết hai người có thể bị phạt tù từ ba đến bảy năm. Trường hợp chó dữ tấn công gây tổn hại sức khỏe, tài sản cho người khác, tùy theo mức độ thiệt hại mà chủ nuôi sẽ phải bồi thường theo điều 603 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Cụ thể, chủ vật nuôi phải bồi thường thiệt hại khi tính mạng, sức khỏe người khác bị xâm phạm; chi phí hợp lý cho việc mai táng, tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, thiệt hại khác do luật quy định.
Như vậy, theo luật sư Cường, trong trường hợp người chủ nuôi chó, dẫn chó ra nơi công cộng không thực hiện các quy định như không đeo rọ mõm làm chó cắn chết người thì có thể bị phạt hành chính, bồi thường thiệt hại cho gia đình người chết hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bởi bản chất của mối liên hệ giữa chủ sở hữu và vật nuôi cần được nhìn nhận dưới góc độ pháp luật dân sự. Vật nuôi là tài sản của người chủ nên người này phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại mà "tài sản" này có thể gây ra cho người khác, bao gồm cả trách nhiệm dân sự lẫn hình sự.

Chó béc giê cắn người ở Hà Nội: Nhân chứng tiết lộ điều bất ngờ

(Kiến Thức) - Theo một số nhân chứng tại hiện trường chó béc giê cắn người, khi bị chó tấn công bất ngờ, anh Th. ngã đập đầu xuống đất và sau đó mới bị cắn trúng cổ.

Dù vụ việc chó béc giê cắn người đã xảy ra nhiều ngày, nhưng tới bây giờ các hộ dân sống tại ngõ 358 Bùi Xương Trạch (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân) không khỏi rùng mình nhớ lại việc Nguyễn Văn Th. (SN 1969) bị chó béc giê cắn dẫn tới tử vong.
Kể lại sự việc với báo chí, một số nhân chứng hiện trường cho hay, sáng 19/8, anh H. (em rể anh Th.) đi tập thể dục và có dắt theo chó bécgiê Bỉ đi cùng. Khi về đến gần cửa nhà vào lúc 5h45 phút thì con chó của anh H. cắn nhau với một chú chó khác. Lúc này, anh Th. ngồi trước cửa dùng nạng gỗ chống chân đuổi hai con chó.

Thẻ đi chợ và những "tuyệt chiêu" chống dịch COVID-19

Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại một số địa phương. Nhưng với nhiều tuyệt chiêu chống COVID-19 được thực hiện quyết liệt, đồng bộ, chúng ta có niềm tin rất lớn sớm khống chế đợt dịch lần thứ 4 bùng phát.

The di cho va nhung

Thẻ QR-Code cho người dân đi chợ phòng dịch COVID-19: Mới đây, Sở Công thương Đà Nẵng có văn bản triển khai thí điểm ứng dụng Thẻ vào chợ QR-Code (eTicket-Đà Nẵng) tại 4 chợ thuộc sở quản lý gồm chợ Hàn, chợ Cồn, chợ Đống Đa, chợ đầu mối Hòa Cường. Việc thí điểm triển khai thẻ vào chợ QR-Code (theo phương án 3 ngày đi chợ 1 lần) nhằm mục đích tiết kiệm chi phí in ấn thẻ vào chợ, truy vết nhanh, kiểm soát người ra vào.

The di cho va nhung

Thẻ đi chợ giấy từng được nhiều địa phương áp dụng: Trước đó, Đà Nẵng, Hải Dương, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế…đã áp dụng thẻ đi chợ bằng giấy theo ngày chẵn, lẻ. Mỗi hộ gia đình cứ 3 ngày đi chợ một lần để giãn cách xã hội, phòng chống dịch.