Cho phép ghi tên các thành viên hộ gia đình lên sổ đỏ

Theo Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi trường hợp các thành viên của hộ gia đình có nhu cầu thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp hộ gia đình sẽ được ghi tên tất cả các thành viên của hộ gia đình.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai sửa đổi thay thế Luật Đất đai 2013, trong đó, quy định về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình (sổ đỏ).

Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình thì cấp một Giấy chứng nhận ghi tên đại diện hộ gia đình trên Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện hộ gia đình. Trường hợp các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình có nhu cầu thì cấp một Giấy chứng nhận ghi đầy đủ tên thành viên trên Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

Cho phep ghi ten cac thanh vien ho gia dinh len so do
(Ảnh minh họa - KT)

Việc xác định các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình để ghi tên trên Giấy chứng nhận do các thành viên này tự thỏa thuận bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi này thì trường hợp các thành viên của hộ gia đình có nhu cầu thì sổ đỏ cấp hộ gia đình sẽ được ghi tên tất cả các thành viên của hộ gia đình đó.

Theo luật sư Trương Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, đầu tiên phải xác định Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho ai, cá nhân, vợ chồng hay hộ gia đình gồm nhiều thành viên.

"Việc đưa tên vào sổ đỏ sẽ thể hiện quyền của các thành viên, khi sổ đỏ cấp cho hộ gia đình thì phải ghi tên các thành viên trong gia đình, sổ đỏ của cá nhân hay vợ chồng thì ghi tên vợ chồng. Trong trường hợp cấp sổ đỏ cho hộ gia đình có con nhỏ dưới 18 tuổi thì người giám hộ sẽ thực hiện" - luật sư Trương Anh Tuấn nói.

Việc thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận đã được quy định tại Thông tư 23 (năm 2014) của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việc đưa vào Luật chỉ để thống nhất thực hiện về cơ bản không có sự khác biệt so với các quy định trước đây, luật sư Trương Anh Tuấn cho biết thêm./.

Thuận lợi và khó khăn trong thực hiện chính sách đất đai để tích tụ, tập trung ruộng đất nông nghiệp ở Hà Nam

Hà Nam là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội, có tổng diện tích tự nhiên 86.193 ha, trong đó đất nông nghiệp là 52.980 ha, đất trồng lúa là 33.405 ha.

1. Thực trạng quỹ đất và phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Hà Nam
Hà Nam là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội, có tổng diện tích tự nhiên 86.193 ha, trong đó đất nông nghiệp là 52.980 ha, đất trồng lúa là 33.405 ha. Mặc dùđóng góp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh thấp (khoảng 11 %) nhưng sản xuất nông nghiệp đóng vai trò nền tảng, đảm bảo tính ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Những năm qua, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo triển khai thực hiện các chủ trương, đề án để phát triển nông nghiệp, nhằm đưa sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển toàn diện, có giá trị sản xuất cao, từng bước hình thành chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ nông sản. Tập trung đầu tư hỗ trợ để phát triển cơ giới hoá trong nông nghiệp.

Nghẹn ngào hình ảnh cuối cùng tiễn đưa liệt sĩ thượng úy Đỗ Đức Việt

Nghi thức trang trọng đưa Liệt sĩ Thượng úy Đỗ Đức Việt về đất mẹ do người đứng đầu Công an Thủ đô thực hiện.

Nghen ngao hinh anh cuoi cung tien dua liet si thuong uy Do Duc Viet
 Sáng 7/8, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an TP Hà Nội do trung tướng Nguyễn Hải Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an TP Hà Nội; Đại tá Dương Đức Hải, Phó Giám đốc Công an TP cùng đại diện lãnh đạo các phòng nghiệp vụ Công an TP, Công an các quận Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, gia đình... tổ chức trọng thể lễ an táng hài cốt Liệt sĩ Thượng úy Đỗ Đức Việt về đất mẹ tại Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố, ở phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm.