Cho giao dịch trở lại đất của dân ở dự án Vũ "nhôm"

Cơ quan chức năng Đà Nẵng cho biết việc cho giao dịch trở lại đất của dân ở dự án Vũ nhôm là đảm bảo quyền lợi của người dân. Còn theo các luật sư, việc tạm dừng giao dịch vừa qua là tùy tiện.

Cho giao dịch trở lại đất của dân tại dự án của ông Vũ "nhôm". Ảnh: Hữu Khá.
Cho giao dịch trở lại đất của dân tại dự án của ông Vũ "nhôm". Ảnh: Hữu Khá. 
Sáng 4-7, nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết cơ quan chức năng TP Đà Nẵng đã tiếp nhận lại hồ sơ để giải quyết thủ tục giao dịch đất của người dân liên quan đến các dự án của ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ nhôm).
Như Tuổi Trẻ đã thông tin, đầu tháng 6-2018, lãnh đạo chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận Sơn Trà cho biết, đối với các lô đất hiện nay vẫn còn đứng tên ông Phan Văn Anh Vũ thì chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận Sơn Trà đã tạm dừng theo công văn số 10464 ngày 26-12-2017 của UBND TP Đà Nẵng.
"Riêng đối với các lô đất đã chuyển nhượng sang người khác (nhà đầu tư thứ cấp) thì hiện nay chi nhánh đang lúng túng không biết có thực hiện dừng giao dịch theo công văn số số 10464 của UBND TP hay không" - vị lãnh đạo Văn phòng đăng ký đất đai quận Sơn Trà nói.
Tại thời điểm đó, theo lãnh đạo Văn phòng đăng ký đất đai quận Sơn Trà, để đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư thứ cấp (nhận chuyển nhượng từ ông Phan Văn Anh Vũ), Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận Sơn Trà đã có báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Văn phòng đăng ký đất đai TP Đà Nẵng.
Trong khi chờ ý kiến chỉ đạo, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận Sơn Trà tạm dừng giải quyết các hồ sơ liên quan đến các dự án trên.
Tuy nhiên, việc tạm dừng giao dịch khiến người dân bức xúc vì họ cho rằng đất đai họ đang sở hữu hợp pháp. Có người mua bán đất và đã làm hợp đồng công chứng nhưng khi nộp hồ sơ để xin sang tên thì lại bị yêu cầu tạm dừng.
Luật sư Lê Cao (Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng) cho rằng hiện nay, luật chỉ quy định phong tỏa, ngăn chặn các giao dịch dân sự đối với các tài sản xác định rõ của nghi can đang bị điều tra, xét xử để có giải pháp thu hồi các tài sản do phạm tội mà có.
Theo luật sư Cao, việc áp dụng các biện pháp này phải được thực hiện theo trình tự thủ tục theo pháp luật tố tụng hình sự.
Đối với những trường hợp tài sản hiện thuộc quyền sở hữu hợp pháp của công dân, không phải từ nguồn gốc do tiêu thụ, đứng tên thay cho nghi can phạm tội thì không thể ngừng hết các giao dịch của người dân.
Cũng theo luật sư Cao, như đối với trường hợp ông Vũ, có những tài sản là đất đai mà người dân mua hợp pháp qua dự án, nếu có các sai phạm của Vũ Nhôm và cấp có thẩm quyền thì ông Vũ và những cơ quan đó phải chịu trách nhiệm.
Người dân đã sở hữu các tài sản trên cơ sở hợp pháp thì quyền đối với tài sản như chuyển nhượng, tặng cho và các quyền khác sẽ được bảo vệ và không bị ngăn chặn tùy tiện. Còn việc tạm dừng giao dịch đất của dân như vừa qua ở quận Sơn Trà là việc làm tùy tiện.

Công ty 79 của Vũ “nhôm” xẻ nát Sơn Trà ngay trên giấy?

Ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm) vừa bị công an khởi tố, phát lệnh bắt tạm giam, truy nã hành vi “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước”.

Vụ việc khiến dư luận đặc biệt quan tâm là vì đối tượng Vũ “nhôm” còn liên quan đến các biểu hiện được cho là gây sức ép chính quyền, tác động đến chính trị địa phương...
Sơn Trà bị băm nát là vì chính quyền Đà Nẵng cấp đất biệt thự, đất ở, quản lý lỏng lẻo để các DN sang nhượng, bán xé lẻ trên giấy hoặc bỏ hoang. Ảnh: Thanh Hải.
 Sơn Trà bị băm nát là vì chính quyền Đà Nẵng cấp đất biệt thự, đất ở, quản lý lỏng lẻo để các DN sang nhượng, bán xé lẻ trên giấy hoặc bỏ hoang. Ảnh: Thanh Hải.

“Số phận” của loạt công sản, dự án liên quan đến Vũ Nhôm

(Kiến Thức) - Bộ công an đang điều tra 9 dự án và 31 nhà đất công sản liên quan đến Vũ Nhôm. Cùng Kiến Thức điểm lại "số phận" hiện tại của những dự án này.

“So phan” cua loat cong san, du an lien quan den Vu Nhom
 Một trong những dự án khủng liên quan đến Vũ Nhôm tại Đà Nẵng - Phú Gia Compound đang trong giai đoạn hoàn thiện và chào bán biệt thự 5,8-14 tỉ đồng/căn. Ảnh: Viethouse.