Chính thức thông xe 2 tuyến đường Âu Cơ - Xuân Diệu

Sáng 4/10, Hà Nội đã chính thức thông xe hai tuyến đường Âu Cơ và Xuân Diệu. Hai công trình được gắn biển chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Dự án xây dựng đường An Dương - Âu Cơ nằm trong giai đoạn 2 của Dự án Xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên để hạn chế ùn tắc giao thông, quận Ba Đình và quận Tây Hồ.
Chinh thuc thong xe 2 tuyen duong Au Co - Xuan Dieu
Lãnh đạo TP Hà Nội cùng các sở, ban, ngành cắt băng, phát lệnh thông xe hai tuyến đường. 
Tháng 1/2023, giai đoạn 2 của dự án với các hạng mục đường bộ và tường chắn bê tông cốt thép thay thế đê đất cũ, được khởi công. Trải qua rất nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng, đến nay dự án đã chính thức hoàn thành.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Dương Đức Tuấn - Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng, cả hai tuyến đường nói trên đều là tuyến chính, huyết mạch kết nối trung tâm với khu vực Tây Bắc Thành phố, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, phục vụ các hoạt động chính trị, ngoại giao quan trọng.
Hai dự án được đưa vào sử dụng sẽ góp phần nâng cao năng lực giao thông của Thành phố, tăng cường khả năng kết nối giao thông, đồng thời nâng cao năng lực phòng chống lũ của tuyến đê hữu Hồng, bảo vệ Thủ đô.
Được biết, dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên được chia làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1 xây dựng cầu vượt theo hướng Yên Phụ - Nghi Tàm bằng kết cấu thép lắp ghép, đồng thời điều chỉnh kết cấu đê hữu Hồng đoạn từ cửa khẩu An Dương đến khách sạn Thắng Lợi, dài 1,1km bằng bê tông cốt thép. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 271 tỷ đồng. Giai đoạn 1 đã thông xe và đưa vào sử dụng từ tháng 10/2018.
Giai đoạn 2, đầu tư xây dựng đồng bộ tuyến đường Âu Cơ đoạn từ lối vào Khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân, với chiều dài tuyến bổ sung khoảng 3,7km, gồm xây dựng tường chắn bê tông cốt thép bên phải (phía ngoài đê) để thay thế một phần đê đất kết hợp với mở rộng mặt đường đê; cải tạo và chỉnh trang hệ thống đường gom dân sinh hai bên, với quy mô mặt cắt ngang từ 26,5m đến 31m (trong đó mặt đường chính rộng từ 16,5m đến 21m). Tổng mức đầu tư giai đoạn 2 là 544 tỷ đồng.
Về dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu, theo UBND quận Tây Hồ, dự án có tổng mức đầu tư hơn 388,4 tỷ đồng (trong đó chi phí giải phóng mặt bằng hơn 291,5 tỷ đồng), với quy mô xây dựng và cải tạo đường theo hiện trạng tuyến nằm trên địa bàn phường Quảng An và phường Tứ Liên, chiều dài khoảng 1,1km (bắt đầu từ phố Tô Ngọc Vân đến ngã ba giao với đường Âu Cơ). Dự án được triển khai từ tháng 11/2021. Đến nay, toàn bộ dự án với hai giai đoạn đã cơ bản hoàn thành đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn và hiệu quả.
Dự án được khánh thành vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) vừa có ý nghĩa rất lớn với Hà Nội, vừa góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu đi lại cho Nhân dân.
>>> Mời quý độc giả xem video Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) trao đổi với PV bên hành lang Quốc hội về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi):
 

Cán bộ Chi cục Thủy sản nhận hối lộ cải hoán tàu cá

Nhận hối lộ để hợp thức hóa hồ sơ cải hoán tàu cá nhằm nâng công suất máy tàu không đúng quy định, nhiều cán bộ Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế bị khởi tố.

Ngày 04/10, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Nhận hối lộ” xảy ra tại Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 -2022; khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt bị can để tạm giam, khám xét đối với 05 đối tượng về hành vi “Nhận hối lộ” quy định tại khoản 2, Điều 354 Bộ luật Hình sự.

Can bo Chi cuc Thuy san nhan hoi lo cai hoan tau ca
Cơ quan công an khám xét nơi làm việc của các đối tượng (ảnh CA) 
Trong số 5 bị can trên, 3 cán bộ thuộc Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế và 1 cựu giám đốc doanh nghiệp bị bắt giữ gồm: Nguyễn Văn Bôn (SN 1976, trú tại phường Gia Hội, thành phố Huế), đăng kiểm viên, Trưởng Phòng Tàu cá; Trần Chuối (SN 1977, trú tại phường Kim Long, thành phố Huế), đăng kiểm viên; Ngô Văn Tuấn (SN 1988, trú tại xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc), đăng kiểm viên; Phạm Bá Hiếu (SN 1955, trú tại phường Phú Hậu, thành phố Huế), nguyên Giám đốc Công ty tàu thuyền An Thuận, Thuận An, thành phố Huế.

Hà Nội khánh thành Cung Thiếu nhi hơn 1.300 tỷ đồng

Sáng 21/9, Hà Nội đã khánh thành Cung thiếu nhi mới tại quận Nam Từ Liêm và gắn biển Công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Phát biểu tại Lễ khánh thành, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh: Đây là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội được đầu tư trong giai đoạn 2020 - 2025 với mục tiêu trở thành nơi hoạt động chính trị lớn của thiếu nhi Thủ đô và đất nước.
Ha Noi khanh thanh Cung Thieu nhi hon 1.300 ty dong

Lãnh đạo TP Hà Nội gắn biển công trình Cung Thiếu nhi là công trình chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Ghi nhận và biểu dương Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Thành phố, các sở, ngành, Thành đoàn Hà Nội, quận Nam Từ Liêm, các nhà thầu xây dựng đã quyết tâm, nỗ lực để hoàn thành công trình đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô, bà Nguyễn Thị Tuyến tin tưởng, với diện mạo mới cùng kiến trúc hiện đại, rộng rãi, gần gũi với thiên nhiên, sử dụng nhiều thiết bị thông minh, chất lượng cao, Cung Thiếu nhi Hà Nội sẽ phát huy vai trò là trung tâm văn hóa, thể thao, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, học tập, vui chơi, thi đấu thể thao và rèn luyện thể chất cho thiếu nhi, từ đó tạo môi trường thuận lợi ươm mầm và phát triển tài năng tương lai cho Thành phố.