Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ra mắt

(Kiến Thức) - Chính phủ mới do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu cùng 5 Phó Thủ tướng, 17 Bộ trưởng và 4 Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đã ra mắt sáng nay.

Tiếp tục chương trình nghị sự, sáng nay 28/7, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã tiến hành bỏ phiếu kín, biểu quyết thông qua các Nghị quyết, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
Sau đó, chính phủ mới do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu cùng 5 Phó Thủ tướng (1 Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao), 17 Bộ trưởng và 4 Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đã ra mắt quốc hội.
Nội các của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có 6 ủy viên Bộ Chính trị, 26/27 người là ủy viên trung ương (trừ bà Nguyễn Thị Kim Tiến). Bà Tiến cũng là thành viên nữ duy nhất của Chính phủ mới.
So với nội các được kiện toàn hồi tháng 4, chỉ có một vị trí thay đổi là người đứng đầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là ông Nguyễn Xuân Cường, được thăng cấp từ vị trí thứ trưởng của bộ này.
Thành viên Chính phủ trẻ nhất là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng (46 tuổi).
Chinh phu cua Thu tuong Nguyen Xuan Phuc ra mat
Cơ cấu thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 được giữ ổn định như khóa trước và chỉ có một vị trí thay đổi ở ngành nông nghiệp. Ảnh: Zing
Kết quả QH đã phê chuẩn 5 Phó Thủ tướng Chính phủ như sau:
1. Ông Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ QH khoá XIII, giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ QH khoá XIV: 94,94% tổng số ĐBQH bỏ phiếu đồng ý.
2. Ông Phạm Bình Minh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ QH khoá XIII giữ chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ QH khoá XIV: 97,77% tổng số ĐBQH bỏ phiếu đồng ý.
3. Ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ QH khoá XIII, giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ QH khoá XIV: 96,36% tổng số ĐBQH bỏ phiếu đồng ý.
4. Ông Vũ Đức Đam, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ QH khoá XIII, giữ chức Phó Thủ tướng nhiệm kỳ QH khoá XIV: 95,75% tổng số ĐBQH bỏ phiếu đồng ý.
5. Ông Trịnh Đình Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ QH khoá XIII, giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ QH khoá XIV: 90,08% tổng số ĐBQh bỏ phiếu đồng ý.
Danh sách các bộ trưởng và kết quả kiểm phiếu như sau:
1. Bộ Quốc phòng - ông Ngô Xuân Lịch: 477/487 (96,56%)
2. Bộ Công an - ông Tô Lâm: 473/486 (95,75%)
3. Bộ Nội vụ - ông Lê Vĩnh Tân: 449/487 (90,89%)
4. Bộ Tư pháp - ông Lê Thành Long: 448/487 (90,69%)
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - ông Nguyễn Chí Dũng: 452/485 (91,50%)
6. Bộ Tài chính - ông Đinh Tiến Dũng: 468/487 (94,74%)
7. Bộ Công Thương - ông Trần Tuấn Anh: 458/487 (92,71%)
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - ông Nguyễn Xuân Cường: 428/485 (86,64%)
9. Bộ Giao thông vận tải - ông Trương Quang Nghĩa: 451/487 (91,30%)
10. Bộ Xây dựng - ông Phạm Hồng Hà: 444/485 (89,88%)
11. Bộ Tài nguyên và Môi trường - ông Trần Hồng Hà: 412/484 (83,40%)
12. Bộ Thông tin và Truyền thông - ông Trương Minh Tuấn: 458/486 (92,71%)
13. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - ông Đào Ngọc Dung: 400/486 (80,97%)
14. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch - ông Nguyễn Ngọc Thiện: 452/486 (91,50%)
15. Bộ Khoa học và Công nghệ - ông Chu Ngọc Anh: 464/484 (93,93%)
16. Bộ Giáo dục và Đào tạo - ông Phùng Xuân Nhạ: 454/485 (91,90%)
17. Bộ Y tế - bà Nguyễn Thị Kim Tiến: 462/487 (93,52%)
Danh sách thủ trưởng các cơ quan ngang bộ và kết quả kiểm phiếu:
1. Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc - ông Đỗ Văn Chiến: 482/ 487 (97,57%)
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - ông Lê Minh Hưng: 464/487 (93,93%)
3. Tổng Thanh tra Chính phủ - ông Phan Văn Sáu: 439/487 (88,87%)
4. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - ông Mai Tiến Dũng: 453/485 (91,70%)
Chinh phu cua Thu tuong Nguyen Xuan Phuc ra mat-Hinh-2
Các đại biểu chia vui với Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, thành viên nữ duy nhất của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021. Ảnh: Hoàng Hà - Zing
Mời quý độc giả xem video Lễ tuyên thệ nhậm chức của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (nguồn Youtube):

Chùm ảnh “chi tiết đắt giá” về Thương xá Tax

Những hình ảnh chi tiết của Trung tâm thương mại cổ nhất và đầu tiên ở Sài Gòn, thương xá Tax.

Chum anh “chi tiet dat gia” ve Thuong xa Tax
Đây là công trình kiến trúc nguyên thủy được xây từ năm 1880 thời Pháp thuộc, ở trung tâm Sài Gòn tại góc đại lộ Charner và đại lộ Bonnard, gần tòa thị chính (Hôtel de ville). 

Khởi công thương xá TAX mới 40 tầng, có sân bay trực thăng

Các khối kiến trúc mới và cũ của thương xá TAX sẽ được kết hợp hài hòa, hiện đại nhưng vẫn gợi nhớ hình ảnh của tòa nhà GMC.

Khoi cong thuong xa TAX moi 40 tang, co san bay truc thang
 Phối cảnh khối đế của Satra – TAX Plaza.
Sáng ngày 29/1 Tổng công ty Thương mại Sài Gòn TNHH MTV (SATRA) đã tổ chức lễ động thổ, khởi công dự án Satra – TAX Plaza – đây sẽ là một tổ hợp bao gồm trung tâm thương mại, dịch vụ văn phòng và khách sạn được xây dựng trên nền của thương xá TAX trước kia.

Theo đó công trình TAZ Plaza này sẽ cao 165m bao gồm 40 tầng nổi và 6 tầng hầm. Đặc biệt tại đỉnh của tòa nhà sẽ có một sân bay trực thăng. Cụ thể công trình được chia làm hai phần chính là khối đế (6 tầng) và phần tháp (34 tầng).

Theo công năng sử dụng, 6 tầng khối đế và 2 tầng hầm sẽ được bố trí trung tâm thương mại, các dịch vụ mua sắm, giải trí, tại đây cũng sẽ có đường để đi vào thẳng nhà ga ngầm của tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên. Trong khi đó 4 tầng hầm dưới cùng sẽ là bài đậu xe, còn 34 tầng phần tháp là tổ hợp văn phòng, khách sạn.

Để giữ lại hình ảnh của thương xá TAX trước đây phần mái vòm hình cầu (góc đường Nguyễn Huệ - Lê Lợi) sẽ được phục dựng gần như nguyên bản và tích hợp ở công trình mới tại đúng vị trí này, một số đường nét kiến trúc khác cũng sẽ được giữ nguyên.

Trong khi đó ở bên trong, khối kiến trúc cầu thang tại sảnh chính sẽ được bảo tồn nguyên vẹn tại vị trí cũ, bao gồm các thảm gạch mosaic, tay vịn, quả châu hay con gà bằng đồng, vì đây được coi là những khối kiến trúc tạo nên “hồn cốt” cho công trình.

Khoi cong thuong xa TAX moi 40 tang, co san bay truc thang-Hinh-2
 Nhiều chi tiết cũ được tích hợp trong công trình mới.

Tòa nhà Grands Magasins Charner được khởi công xây dựng vào năm 1922, khánh thành vào ngày 26/11/1924 với chức năng là trung tâm thương mại. Ban đầu tòa nhà chỉ có 3 tầng, nhưng năm 1942 đã được xây thêm tầng 4.

Đầu những năm 1960 tòa nhà được đổi tên thành Thương xá Tax. Năm 1981 đổi tên thành Cửa hàng bách hóa Tổng hợp thành phố. Năm 1997 là công ty bán lẻ Sài Gòn thuộc Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) và năm 1998 được đổi lại thành Thương xá Tax. Từ trước đến nay đây vẫn luôn là nơi mua sắm sang trọng bậc nhất tại Sài Gòn.