Chính biến ở Zimbabwe, quân đội muốn lật đổ tổng thống Robert Mugabe?

Hàng trăm binh sĩ vũ trang xuất hiện tại thủ đô Harare của Zimbabwe chiếm giữ đài phát thanh, sau khi Tổng thống Robert Mugabe cáo buộc tư lệnh quân đội làm phản.

Quốc gia châu Phi bắt đầu căng thẳng từ ngày 13/11 khi ông Constantino Chiwenga, Tư lệnh của Lực lượng Quốc phòng Zimbabwe, nói ông đã chuẩn bị "can thiệp" để chấm dứt hoạt động thanh trừng người ủng hộ phó Tổng thống Emmerson Mnangagwa.
Ông Mnangagwa bị ông Mugabe cách chức vào tuần trước để giúp vợ, bà Grace Mugabe, dễ dàng kế nhiệm chức tổng thống, theo Reuters. Chỉ mới mấy tháng trước, ông Mnangagwa - một cựu tướng lĩnh có biệt danh "Cá sấu" - được xem là người kế nhiệm ông Mugabe.
Các quan chức cho biết Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe, 93 tuổi, chủ trì một cuộc họp nội các tại thủ đô vào ngày 14/11. Sau đó, đảng cầm quyền ZANU-PF ra thông báo cáo buộc ông Chiwenga có "hành vi làm phản để kích động nổi dậy".
Chỉ 24 giờ sau đó, một phóng viên của Reuters nhìn thấy nhiều xe bọc xe thép trên những trục đường chính của thủ đô.
Xe bọc thép, xe quân sự xuất hiện tại thủ đô Harare. Ảnh: Zimbabwe Mail.
 Xe bọc thép, xe quân sự xuất hiện tại thủ đô Harare. Ảnh: Zimbabwe Mail.
Hai tiếng sau, các binh sĩ đến trụ sở chính của ZBC, đài phát thanh chính của Zimbabwe, và yêu cầu các nhân viên tại đây rời đi. Theo lời kể của các nhân chứng, có rất nhiều người tại ZBC bị đưa đi một cách thô bạo.
Một lúc sau, 3 vụ nổ làm rung chuyển trung tâm của thủ đô Harare theo lời kể của các nhân chứng.
Mặc dù quân đội có mặt tại nhiều địa điểm khắp Harare, họ vẫn chưa đưa ra thông báo nào về những vấn đề liên quan đến ông Mugabe - người nắm quyền ở Zimbabwe suốt 37 năm qua.
Về phía chính phủ, chỉ có ông Isaac Moyo, đại sứ Zimbabwe tại Nam Phi, lên tiếng chính thức. Ông Moyo khẳng định chính phủ vẫn "nguyên vẹn" và đổ lỗi cho các phương tiện truyền thông đưa tin sai lệch.

Kinh ngạc Chiến tranh Thế giới thứ nhất ngày ấy – bây giờ

(Kiến Thức) - Nhìn những địa danh hiện tại, người ta khó có thể tin nổi đó lại những nơi từng trải qua cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất khốc liệt 100 năm trước.

Kinh ngac Chien tranh The gioi thu nhat ngay ay – bay gio
 Tòa thị chính và tháp chuông ở Arras, Pháp, bị phá hủy nghiêm trọng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Ảnh: Getty Images.

Kinh ngac Chien tranh The gioi thu nhat ngay ay – bay gio-Hinh-2
100 năm sau đó, nhiều tòa nhà cao tầng “mọc” lên tại chính địa điểm này. Ảnh chụp khu vực Quảng trường Place des Heros, Pháp, năm 2014. Ảnh: Getty Images.

Kinh ngac Chien tranh The gioi thu nhat ngay ay – bay gio-Hinh-3
 Các binh sĩ Đức ngồi bên ngoài Tòa thị chính Vareddes trong Trận sông Marne lần thứ nhất năm 1914. Đây là một trong những trận đánh đầu tiên giữa Đế quốc Đức và liên quân Anh - Pháp trong Thế chiến I từ ngày 5/9 đến 12/9/1914 tại sông Marne gần thủ đô Paris của Pháp. Ảnh: Getty Images.

Kinh ngac Chien tranh The gioi thu nhat ngay ay – bay gio-Hinh-4
 Tòa thị chính Vareddes ngày nay không khác nhiều lắm so với 100 năm trước. Ảnh: Getty Images.

Kinh ngac Chien tranh The gioi thu nhat ngay ay – bay gio-Hinh-5
 Các thành viên của lực lượng Pháo binh Hoàng gia đi qua sông Somme đóng băng ở Frise, Pháp, hồi tháng 3/1917. Ảnh: Getty Images.

Kinh ngac Chien tranh The gioi thu nhat ngay ay – bay gio-Hinh-6
 Hình ảnh dòng sông Somme êm đềm 100 năm sau khi cuộc chiến kết thúc. Chiến tranh Thế giới thứ nhất là một trong những cuộc chiến tranh ác liệt, quy mô lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Ảnh: Getty Images.

Kinh ngac Chien tranh The gioi thu nhat ngay ay – bay gio-Hinh-7
 Các binh sĩ Mỹ diễu hành qua phố Sloane, Tây London, Anh, năm 1918. Ảnh: Getty Images.

Kinh ngac Chien tranh The gioi thu nhat ngay ay – bay gio-Hinh-8
Phố Sloane với nhiều cửa hàng, tòa nhà cao tầng hai bên đường hiện nay. Ảnh: Getty Images.

Kinh ngac Chien tranh The gioi thu nhat ngay ay – bay gio-Hinh-9
Tòa nhà Les Halles ở thị trấn Ypres, Bỉ, gần như bị phá hủy hoàn toàn trong những trận mưa bom bão đạn năm 1915. Ảnh: Getty Images.

Kinh ngac Chien tranh The gioi thu nhat ngay ay – bay gio-Hinh-10
Chắc hẳn ít ai có thể hình dung ra nơi này 100 năm sau đó. Ảnh: Getty Images.

Kinh ngac Chien tranh The gioi thu nhat ngay ay – bay gio-Hinh-11
 Xác máy bay Đức nằm trên Quảng trường Concorde ở thủ đô Paris ngày 18/11/1918. Ảnh: Getty Images.

Kinh ngac Chien tranh The gioi thu nhat ngay ay – bay gio-Hinh-12
 Cảnh yên tĩnh tại Quảng trường Concorde nổi tiếng của nước Pháp hiện nay. Ảnh: Getty Images.

Kinh ngac Chien tranh The gioi thu nhat ngay ay – bay gio-Hinh-13
 Những em nhỏ trong bộ quân phục tại Quảng trường Trafalgar, London, Anh, ngày 1/11/1914 trong một buổi kêu gọi thanh niên Anh lên đường nhập ngũ. Ảnh: Getty Images.

Kinh ngac Chien tranh The gioi thu nhat ngay ay – bay gio-Hinh-14
 Còn ngày nay Quảng trường Trafalgar hiện là một địa điểm thu hút du khách ở nước Anh. Ảnh: Getty Images.

Kinh ngac Chien tranh The gioi thu nhat ngay ay – bay gio-Hinh-15
 Các binh sĩ Ấn Độ được điều trị tại Brighton Pavilion, một bệnh viện quân y ở Brighton, Anh, năm 1915. Ảnh: Getty Images.

Kinh ngac Chien tranh The gioi thu nhat ngay ay – bay gio-Hinh-16
 Ngày nay, Brighton Pavilion trở thành viện bảo tàng ở nước Anh. Ảnh: Getty Images.

Lạ thường cuộc sống ở Iran trước Cách mạng Hồi giáo

(Kiến Thức) - Bộ ảnh màu dưới đây ghi lại cuộc sống ở Iran dưới thời Vua Pahlavi Shah, trước khi ông bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao
 Cuộc sống ở Iran trước cuộc Cách mạng Hồi giáo có khá nhiều sự thay đổi bởi Vua Pahlavi Shah (Mohammad Reza Pahlavi), nắm quyền từ 16/9/1941 cho đến khi bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979, được cho là chịu ảnh hưởng lớn từ phương Tây. Ảnh: Lễ đăng quang của Vua Pahlavi Shah. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-2
 Một cặp đôi ngồi thưởng thức trà trong một nhà hàng ở thủ đô Tehran. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-3
 Cách mạng Hồi giáo Iran 1979 là một cuộc cách mạng đưa Iran từ chế độ quân chủ do Shah Mohammad Reza Pahlavi đứng đầu trở thành quốc gia Cộng hòa Hồi giáo dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ tối cao Ayatollah Ruhollah Khomeini. Ảnh: Một tiểu thương bán trái cây ngoài chợ. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-4
Những năm 1960 là thời kỳ quan trọng đối với đất nước Iran với việc định hình, tiếp nhận nền văn hóa và đưa ra những quy định pháp lý trong thế giới ngày càng toàn cầu hóa. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-5
Một trong những mặt hiện đại hóa Iran bao gồm việc cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-6
Theo ATI, nền kinh tế Iran tăng trưởng nhanh trong khoảng thời gian từ 1950 đến giữa những năm 1970. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-7
 Một người dân Iran với sạp hàng bán ngoài đường. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-8
Năm 1947, Vua Shah đã thành lập một liên đoàn bóng đá quốc gia Iran như một biện pháp nâng cao tính hiện đại và thể hiện cho thế giới bên ngoài thấy. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-9
Một phụ nữ đưa con nhỏ đi mua quần áo tại cửa hàng thời trang. Trong khoảng thời gian này, trang phục cũng là biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-10
 Dưới thời Vua Shah, việc nâng cao trình độ học vấn cho người dân Iran cũng đạt được thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, vẫn có một sự cách biệt lớn giữa tỷ lệ biết chữ ở nông thôn và thành thị. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-11
Những người phụ nữ làm việc trong công xưởng. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-12
 Mặc dù vậy, chế độ của Shah không nhận được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân. Quần chúng nhận thức rằng Shah chịu ảnh hưởng lớn từ Phương Tây. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-13
Sau Cách mạng Hồi giáo, nhiều quy định văn hóa mang tư tưởng hiện đại mà Vua Shah đưa ra đã bị bãi bỏ. Tuy nhiên, bóng đá không nằm trong số đó. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-14
Chính quyền Cộng hòa Hồi giáo Iran cũng thực thi nhiều biện pháp và chính sách nhằm giữ các yếu tố bản sắc Iran và loại bỏ những yếu tố ngoại lai của phương Tây. Ảnh: ATI.