Chiến hạm Nga thăm hữu nghị đồng minh của Mỹ tại Đông Nam Á

Nhóm tàu chiến thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Nga vừa bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Thái Lan kéo dài bốn ngày, dẫn đầu bởi tàu hộ vệ chống ngầm Đô đốc Vinogradov.

Hãng Sputnik đưa tin nhóm tàu chiến thuộc phiên chế Hạm đội Thái Bình Dương Nga bao gồm tàu chống ngầm Đô đốc Vinogradov và Đô đốc Tributs được hộ tống bởi tàu chở dầu Pechenga.
Tàu hộ vệ chống ngầm Đô đốc Vinogradov. Ảnh: Sputnik
Tàu hộ vệ chống ngầm Đô đốc Vinogradov. Ảnh: Sputnik
Những tàu này đã cập bến tại căn cứ Hải quân Sattahip ở phía Đông Vịnh Thái Lan.
Trong ngày 28/5 và sau đó sẽ diễn ra các sự kiện chính thức. Căn cứ Hải quân Sattahip đã mở cửa cho công chúng từ ngày 27/5. Theo kế hoạch, các chiến hạm Nga sẽ neo đậu tại Thái Lan cho đến ngày 31/5.
Từ năm 2005, tàu chiến của Nga đã nhiều lần rẽ sóng đến thăm Thái Lan. Lần gần đây nhất chiến hạm Nga đến thăm hữu nghị Thái Lan là vào năm 2017.
Trong tháng 3/2015, Thái Lan đã chào đón tàu chống ngầm Đô đốc Panteleyev thuộc lớp Udaloy. Về phần Đô đốc Tributs, chiến hạm này từng đến Thái Lan trong tháng 12/2017.
Tàu Đô đốc Panteleyev thuộc Nga cũng đã đến dự sự kiện hải quân kỷ niệm 50 năm thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á trong tháng 11/2017 tại Pattaya.

Thiếu tàu sân bay, Nga chưa thể trở thành cường quốc hải quân

Chiến lược quốc phòng tập trung vào lực lượng mặt đất, thiếu nguồn lực và quyết tâm khiến Nga chưa thể trở thành cường quốc tàu sân bay, dù rất nhiều dự án đã được lên kế hoạch.

Với chiến lược quốc phòng tập trung vào lực lượng mặt đất, Liên Xô vật lộn với kế hoạch phát triển hạm đội tàu sân bay trong phần lớn lịch sử và các kế hoạch phát triển siêu tàu sân bay đã chết theo sự sụp đổ của Liên Xô.

Hoành tráng cảnh tiêm kích Nga bơm xăng trên 9 tầng mây

(Kiến Thức) - Các nhiếp ảnh gia của Bộ Quốc phòng Nga đã được đặc cách để có thể đi theo máy bay tiếp liệu Il-78 thực hiện bộ ảnh có một không hai về khoảnh khắc dàn chiến đấu cơ của nước này bơm xăng trên 9 tầng mây.

Tiêm kích Su-30M2 chuẩn bị tiếp nhiên liệu trên không. Các tiêm kích Nga dùng công nghệ tiếp nhiên liệu với vòi nạp nhiên liệu có thể mở ra thu vào. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Tiêm kích Su-30M2 chuẩn bị tiếp nhiên liệu trên không. Các tiêm kích Nga dùng công nghệ tiếp nhiên liệu với vòi nạp nhiên liệu có thể mở ra thu vào. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.