Chiến đấu ở thời cổ đại, những người lính ở hàng đầu biết sẽ chết

Vào thời cổ đại, khi những người lính ở hàng đầu dù biết sẽ chết nhưng vẫn sẵn sàng đứng ở hàng đầu tiên, nguyên nhân là gì?

Trên chiến trường cổ đại, hai bên sẽ hình thành đội hình quân, nhưng binh lính ở hàng trước sẽ là người bị tấn công đầu tiên, tỷ lệ thương vong cao, nhất là khi kỵ binh áp sát tấn công đội hình bộ binh và những người lính ở vài hàng đầu tiên gần như sẽ tử trận. Điều đáng nói là những người lính biết rằng sẽ có nguy hiểm ở hàng đầu, tại sao họ lại sẵn sàng đứng ở hàng đầu tiên?

Chien dau o thoi co dai, nhung nguoi linh o hang dau biet se chet

Đội hình chiến đấu có thể là yếu tố mang tính quyết định trong trận đánh, bởi một đội quân biết cách triển khai lực lượng hiệu quả sẽ giành lợi thế quyết định (Ảnh minh họa)

Nói chung, bởi vì chất lượng của binh lính trong quân đội là khác nhau, các chỉ huy sẽ đặt những cựu binh được trang bị tốt và có kinh nghiệm lên hàng đầu. Vì vậy, binh lính ở hàng đầu đều là binh lính xuất sắc, binh lính bình thường không có “tư cách” này. Những cựu binh này không sợ hãi khi đứng trước một trận chiến lớn.

Chien dau o thoi co dai, nhung nguoi linh o hang dau biet se chet-Hinh-2

Hơn nữa, cơ hội xảy ra những trận chiến sinh tử, giáp lá cà giữa hai bên không có nhiều, đa số sẽ dùng cung và nỏ để bắn trước và nhìn chung sẽ không dễ đối đầu trực diện. Vì vậy, ở những trận chiến sử dụng cung – nỏ thì dù đứng ở hàng trước hay ở hàng sau, xác suất bắn trúng mũi tên là như nhau và các binh sĩ đứng ở hàng trước được bảo vệ tốt hơn và họ tương đối an toàn.

Chien dau o thoi co dai, nhung nguoi linh o hang dau biet se chet-Hinh-3

Tất nhiên, ngay cả những cựu chiến binh ưu tú dày dặn kinh nghiệm cũng sẽ có ý tưởng bỏ chạy khi đối mặt với sự sống và cái chết. Trên thực tế, nó vẫn dựa vào kỷ luật quân đội nghiêm minh, tức là thưởng và phạt được phân định rõ ràng.

Trong nhiều trường hợp mọi người muốn bỏ chạy thì họ cũng rất khó để rời khỏi vị trí của mình bởi có những luật quân sự rất nghiêm ngặt, thậm chí hà khắc, quay đầu chỉ còn đường chết.

Do đó binh lính trên chiến trường chỉ có thể tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh, bất kể họ được bố trí ở đâu.

Bùng nổ nạn giả danh công an, cán bộ lừa đảo trong năm 2023

Trong năm 2023, dù đã có nhiều cảnh báo về thủ đoạn giả danh công an, cán bộ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng vẫn có không ít người sập bẫy.

Bung no nan gia danh cong an, can bo lua dao trong nam 2023

Giả danh cán bộ thuộc Bộ Công an, lừa đảo hơn 9 tỷ đồng: Năm 2018, Nguyễn Phương Bình (SN 1981, ngụ tỉnh Đồng Tháp) quen biết chị P. (ngụ quận 5, TP HCM) và tự giới thiệu là cán bộ công an, hiện đang công tác tại Bộ Công an và đứng tên thành lập Công ty TNHH MTV Phát Tài (phường 3, quận 6). Để tạo niềm tin, Bình nhiều lần cho chị P. xem một số công cụ hỗ trợ của ngành công an như còng số 8... rồi bịa ra nhiều chuyện hỏi vay tiền chị P. Do tin tưởng, chị P. nhiều lần chuyển cho Bình tổng cộng hơn 9 tỷ đồng. Ngày 17/12/2023, Công an TP HCM cho biết đã bắt khẩn cấp Bình để điều tra, làm rõ. 

Bung no nan gia danh cong an, can bo lua dao trong nam 2023-Hinh-2
 Giả danh cán bộ tỉnh đoàn để lừa hơn 9 tỷ đồng của bạn học cũ: Nguyễn Thành Nam (SN 1997, trú Đức Thọ, Hà Tĩnh) lợi dụng việc mình từng làm lớp trưởng cấp 3 với anh Trần Thanh T. (ở Nghệ An), nên mỗi khi gặp T., Nam giả danh mình là chuyên viên và Phó Trưởng ban tổ chức kiểm tra Tỉnh đoàn. Khi thấy T. đã tin mình, Nam liền ngỏ ý vay tiền của anh T. để chạy lên chức cho bản thân. Nam còn lừa vay tiền của T. để chạy chức vụ cho một số cán bộ để sau này được tạo điều kiện trong công việc. Với những chiêu trò trên, Nguyễn Thành Nam đã lừa đảo chiếm đoạt của anh T. số tiền hơn 9,4 tỷ đồng. Ngày 20/11, Nam bị Công an Nghệ An giữ người trong trường hợp khẩn cấp.

Bung no nan gia danh cong an, can bo lua dao trong nam 2023-Hinh-3

Giả danh công an tỉnh để lừa đảo chiếm đoạt 7 tỷ đồng: Khoảng tháng 4/2023, Lê Thừa Sơn (48 tuổi, thường trú huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa) vào Đà Nẵng chơi và có quen biết với chị Nh. và chị H. Để tạo niềm tin, Sơn “nổ” mình là cán bộ của Công an tỉnh Thanh Hóa, có nhiều mối quan hệ với cấp trên và có thể xử lý được mọi việc liên quan đến chạy án và làm giấy tờ đất. Sơn đưa ra giấy Chứng minh Công an Nhân dân giả mang tên của mình, đồng thời dùng biển số xanh giả gắn vào ô tô cá nhân. Do tin tưởng Sơn là “Công an thật” nên 2 nạn nhân đã đưa cho Sơn số tiền 7 tỷ đồng để lo công việc. Đầu tháng 11/2023, Sơn bị Công an Đà Nẵng bắt. 

Bung no nan gia danh cong an, can bo lua dao trong nam 2023-Hinh-4
 Giả danh công an, lừa đảo chiếm đoạt gần 10 tỷ đồng: Nguyễn Hữu Thạnh (SN 1991, quê tỉnh Quảng Nam) đóng giả là Công an, đồng thời làm giả các loại giấy tờ, con dấu của các cơ quan chức năng để nạn nhân tin tưởng. Thạnh lên mạng tìm kiếm, nghiên cứu phương thức, cách thức làm thủ tục đưa người đi lao động, định cư và học tập ở nước ngoài. Để nạn nhân tin tưởng hơn, Thạnh mở Văn phòng Luật sư di trú SGM (đăng ký địa chỉ trên đường Tạ Mỹ Duật, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng). Tuy nhiên, đây chỉ là “bình phong” nhằm che mắt lực lượng chức năng. Bằng thủ đoạn trên, từ tháng 10/2022 đến tháng 11/2023, Nguyễn Hữu Thạnh đã lừa 17 bị hại với tổng số tiền chiếm đoạt khoảng 10 tỷ đồng. Ngày 2/11, Thạnh bị Công an Đà Nẵng bắt.

Hành trình truy bắt tên cướp có biệt danh “người rừng” như “phim hành động“

Sau khi gây ra vụ cướp tài sản của cô gái trẻ cho đến khi bị bắt, K’ Thánh và đồng bọn tiếp tục gây ra 6 vụ trộm cắp tài sản tại Lâm Đồng.

Hanh trinh truy bat ten cuop co biet danh “nguoi rung” nhu “phim hanh dong“

Theo hồ sơ vụ án, gần giữa đêm 5/7/2023, chị T. (19 tuổi, quê ở Phú Yên) chuẩn bị đi ngủ. Đây là lần đi chơi hiếm hoi T. đến thăm bạn tại xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng). Căn nhà nhỏ của bạn T. xung quanh vắng lặng, văng vẳng tiếng râm ran của đám côn trùng. Bất giác, từ trong những thanh âm quen thuộc của màn đêm, vọng ra tiếng động lạ, giống như thanh âm của bước chân người, sột soạt trên những bụi cỏ, đám cây. (Ảnh minh họa, nguồn Internet)

Hanh trinh truy bat ten cuop co biet danh “nguoi rung” nhu “phim hanh dong“-Hinh-2
 Nhìn ra cửa, T. thấy thấp thoáng 2 bóng đen đang di chuyển ngoài sân. Trong đầu thầm nghĩ “nửa đêm rồi còn có ai tới vậy?” Cô thắc mắc và lên tiếng gọi người bạn thân cùng nhà: “Ai vậy Th. ơi?”. Tiếng gọi chưa dứt thì bất thình lình hai bóng đen xuất hiện bên cạnh. Chỉ trong tích tắc, một bóng đen tiến gần dí con dao sắc lẹm vào cổ T. Tiếng nói nhỏ rít qua kẽ răng bảo T. im lặng, có tài sản gì thì đưa ra nếu không chúng sẽ giết cả chị và cô bạn thân. (Ảnh minh họa, nguồn Internet)