Chiêm ngưỡng miệng núi lửa có hình con mắt tuyệt đẹp trên sao Hỏa

Theo thông tin được các nhà nghiên cứu tiết lộ, kích thước của miệng núi lửa này tương đương với một thành phố. Nó giống như con mắt khổng lồ quan sát cả vũ trụ.

Mới đây nhất, các nhà thiên văn học đã phát hiện một miệng núi lửa kỳ lạ trông giống như con mắt đang mở to trên bề mặt sao Hỏa. Kích thước của miệng núi lửa này tương đương với một thành phố và khối vật chất xuất hiện chính giữa miệng núi lửa vô tình tạo thành hình dạng con mắt đang nhìn vào vũ trụ.
Chiem nguong mieng nui lua co hinh con mat tuyet dep tren sao Hoa
 Hình ảnh chụp miệng núi lửa có hình dạng con mắt trên sao Hỏa. Theo các nhà nghiên cứu, những đường rãnh cắt xẻ xung quanh miệng núi lửa có thể từng là nơi dòng nước lỏng chảy qua vào khoảng 3,5 - 4 tỷ năm trước.
Miệng núi lửa có hình dạng thú vị này do cơ quan European Space Agency’s Mars Express chụp lại. Theo tính toán, nó có đường kính 30km và nằm trên khu vực bán cầu nam của sao Hỏa được gọi là Aonia Terra. Khu vực này vốn nổi tiếng là nơi tập trung những miệng núi lửa có kích thước và hình dạng rất ấn tượng. Tuy nhiên, miệng núi lửa mới được phát hiện vẫn chưa được đặt tên chính thức.
ESA đã ví von hình dạng miệng núi lửa này gợi lên “hình ảnh của các tĩnh mạch chạy quanh nhãn cầu của con người” khi xung quanh nó có các đường rãnh chạy quanh co:
“Miệng núi lửa vô danh rộng 30 km trong ảnh nằm giữa một loạt đường rãnh chạy quanh co. Các đường rãnh này có khả năng từng dẫn nước lỏng qua bề mặt sao Hỏa vào khoảng thời gian từ ba tỷ rưỡi đến bốn tỷ năm trước.”
Ở chính giữa miệng núi lửa, các vật chất tối hơn tạo ra một cồn cát màu đen giống như con ngươi. Những mảnh đất đỏ trong miệng núi lửa có thể được ví như “đồng tử” vì chúng hoạt động như nơi tích tụ các vật chất. Mars Express đã tiến hành quan sát sao Hỏa từ năm 2003.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thu thập hình ảnh bề mặt hành tinh, lập bản đồ các khoáng chất của nó, xác định thành phần và sự lưu thông của bầu khí quyển mỏng manh cũng như đưa các tàu thăm dò đến bên dưới lớp vỏ của nó. Đây là sứ mệnh vũ trụ đầu tiên do ESA thực hiện. Hình ảnh chụp miệng núi lửa này xuất hiện khi các dữ liệu thu thập được từ kính viễn vọng Hubble trong hơn 3 thập kỷ qua khiến các nhà khoa học của NASA đưa ra kết luận “dường như có điều gì đó kỳ lạ” đang diễn ra trong vũ trụ.

Vì sao phi hành gia làm nhiệm vụ trên Mặt trăng đều mắc “bệnh lạ"?

12 phi hành gia từng tham gia vào sứ mệnh đặt chân lên Mặt Trăng khi trở về Trái Đất đều mắc phải "bệnh lạ" với các triệu chứng giống nhau. Vậy lí do là gì?

Vi sao phi hanh gia lam nhiem vu tren Mat trang deu mac “benh la
 Sau khi Liên Xô phóng nhiều tàu thăm dò tới Mặt Trăng, từ năm 1961 – 1972 Mỹ đã liên tiếp thực hiện 6 cuộc đổ bộ (từ Apollo 11 đến Apollo 17) đưa con người lên hành tinh này. 

Khủng khiếp loạt ảnh cho thấy Trái đất đang "nổi giận" với con người

Chỉ trong vòng 1 tuần qua, liên tiếp những đợt phun trào núi lửa kinh hoàng đã diễn ra trên khắp thế giới khiến nhiều người lo lắng rằng, liệu mẹ thiên nhiên có đang "nổi giận" với chúng ta?

Khung khiep loat anh cho thay Trai dat dang
 Ngày 19/9 vừa qua, ngọn núi lửa thuộc khu vực Cabeza de Vaca dân cư thưa thớt trên đảo La Palma, thuộc quần đảo Canaria, Tây Ban Nha bắt đầu phun trào dữ dội khiến 7.000 người phải đi sơ tán.