Chi tiết kế hoạch “xâm lược” sao Hỏa trước 2030 của NASA

(Kiến Thức) - NASA vừa công bố kế hoạch “xâm lược” sao Hỏa, thiết lập thuộc địa trên hành tinh đỏ trong vòng 25 năm tới.

Trong kế hoạch "xâm lược" sao Hỏa mới công bố, NASA cho biết con người sẽ được sống và làm việc trên hành tinh đỏ, một thuộc địa ngoài hành tinh hoàn toàn độc lập với Trái đất vào khoảng năm 2030. 
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ đã nêu rõ ý định thiết lập các khu định cư vĩnh viễn trên hành tinh đỏ đồng thời cũng vạch ra phương án cụ thể và chi tiết các kế hoạch để xây dựng các cơ sở cư trú không gian, lấy nó làm bàn đạp để "xâm lược" sao Hỏa. 
Chi tiet ke hoach “xam luoc” sao Hoa truoc 2030 cua NASA
 Một thuộc địa hoàn toàn độc lập của Trái đất có thể được thành lập trên sao Hỏa vào khoảng năm 2030, NASA cho biết.
Trong một báo cáo mới mang tên "Hành trình đến sao Hỏa" NASA cũng cho biết nhiệm vụ này là "nỗ lực tiên phong trong lịch sử" tương tự như những người định cư đầu tiên ở Mỹ và lần đầu tiên con người đặt chân lên Mặt trăng. 
"Cũng giống như các chương trình về Apollo, chúng tôi sẽ bắt tay triển khai cuộc hành trình này cho tất cả nhân loại. Tuy nhiên không giống như Apollo, lần này chúng tôi sẽ giúp con người được ở lại", NASA tự tin tuyên bố. 
Chi tiet ke hoach “xam luoc” sao Hoa truoc 2030 cua NASA-Hinh-2
 Hình ảnh giả tưởng ấn tượng khi con người thiết lập thuộc địa trên sao Hỏa.
"Trong vài thập kỷ tới, NASA sẽ thực hiện các khâu cần thiết, từng bước hướng tới thiết lập sự ảnh hưởng của con người ngoài Trái đất. Chúng tôi đang tìm kiếm các khả năng để con người có thể làm việc, tìm hiểu hoạt động và sống một cách thoải mái trong thời gian dài trong không gian. Những nỗ lực thực hiện ngày hôm nay và trong những thập kỷ tiếp theo sẽ đặt nền móng cho việc sinh sống và làm việc độc lập, ly khai Trái đất. Xác lập sự tồn tại, hiện diện bền vững trong không gian sâu thẳm, tuy nhiên sống là làm việc trong không gian đòi hỏi phải chấp nhận rủi ro lớn", bản báo cáo trình bày rõ ràng. 
Chi tiet ke hoach “xam luoc” sao Hoa truoc 2030 cua NASA-Hinh-3
 Bề mặt của sao Hỏa.
Theo đó, NASA đã chia những thách thức của hành trình tới sao Hỏa thành ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Phụ thuộc vào Trái đất; Giai đoạn 2: Đặt nền móng ở sao Hỏa; Giai đoạn 3: Thoát ly Trái đất.
Hiện khoảng thời gian cho phép các nhà du hành vũ trụ có thể nghiên cứu trong không gian vẫn bị hạn chế bởi những lo ngại bức xạ không gian gây ra ung thư. Nhiều thành viên phi hành đoàn đã phải đeo kính sau khi trở về từ không gian bởi các tác động của vi trọng lực gây áp lực tới các dây thần kinh thị giác. Cũng có những lo ngại rằng các phi hành gia có thể mắc phải bệnh mất trí nhớ hoặc bị các vấn đề về sinh sản.
Chi tiet ke hoach “xam luoc” sao Hoa truoc 2030 cua NASA-Hinh-4
 Những dòng sông nước mặn đang chảy trên sao Hỏa.
Trong những thập kỷ tới, NASA sẽ tiếp tục thu thập thông tin từ các thí nghiệm trên Trạm vũ trụ quốc tế để giúp phi hành đoàn có thể sống trong không gian mà không gặp phải vấn đề sức khỏe từ bức xạ và những tác động của vi trọng lực.
Thử nghiệm đầu tiên đi từ trạm ISS dự kiến sẽ thăm dò không gian cislunar - khu vực không gian xung quanh mặt trăng, trước khi bắt đầu những nhiệm vụ mạo hiểm xa hơn.
Bước cuối cùng sẽ là thăm dò không gian quỹ đạo sao Hỏa hoặc một trong những vệ tinh tự nhiên của nó trước khi chính thức xây dựng cơ sở để thiết lập chế độ thuộc địa trên sao Hỏa.

Xót xa những động vật mồ côi không thể thiếu thú bông

(Kiến Thức) - Những động vật mồ côi mẹ từ khi lọt lòng hoặc trong một bi kịch, chính thú nhồi bông đã mang lại sự ấm áp cho chúng.

Xot xa nhung dong vat mo coi khong the thieu thu bong
 Loài động vật mồ côi mẹ này không thể ngủ nếu không được ôm hoặc dựa vào những con thú bông yêu thích của mình.

Sao Hỏa “từ chối” con người Trái Đất

Khi cả thế giới đang nóng lên với phát hiện mới về nước trên sao Hỏa thì nhìn lại thực tế, con người Trái Đất rất khó tồn tại ở đó.

1. Sự bức xạ: Có 2 dạng bức xạ có thể tấn công con người nếu ở trên sao Hỏa trong một thời gian dài là: các hạt phân tử năng lượng mặt trời và các tia trong dải ngân hà. Cả hai loại loại này đều gây ra những nguy hại cho con người Trái Đất. Nếu ở 180 ngày trên mặt trăng, các phi hành gia sẽ gặp nguy hiểm hơn 15 lần so với giới hạn bức xạ hàng năm của công nhân làm trong nhà máy điện hạt nhân. Nếu ở 500 ngày sẽ nhận thêm đúng lượng bức xạ như vậy và rồi chúng ta vẫn sẽ buộc phải trở về Trái Đất.