Cáp quang AAG gặp sự cố, Internet Việt Nam đi quốc tế bị ảnh hưởng

Việc tuyến cáp quang biển kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế AAG gặp trục trặc được coi là sự cố cáp quang đầu tiên tại Việt Nam trong năm 2020.

Cap quang AAG gap su co, Internet Viet Nam di quoc te bi anh huong

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet)

Ngày 3/4, nhiều người dùng tại Việt Nam than phiền vì việc truy cập Internet vào các trang quốc tế bị chậm.

Theo thông tin từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet, hiện tuyến cáp quang biển quốc tế AAG đang gặp sự cố.

Hiện, một nhà cung cấp đã gửi thông báo đến khách hàng với nội dung thông báo sự cố đứt cáp quang biển này và cho biết việc truy cập Internet ra các website quốc tế như Facebook, Youtube, Instagram,... có thể bị chậm hoặc chập chờn. Trong khi đó, các trang web trong nước vẫn truy cập bình thường.

Các nhà cung cấp dịch vụ cũng đang khẩn trương tiến hành kiểm tra, phối hợp cùng đối tác để xử lý.

Đây được coi là sự cố cáp quang đầu tiên tại Việt Nam trong năm 2020. Trước đó, trong hai ngày 02 – 03/03/2020, việc sửa chữa, khắc phục sự cố trên hai tuyến cáp quang biển quốc tế AAG và IA đã lần lượt được hoàn tất sau khi gặp sự cố vào cuối năm 2019.

[Nhà mạng nỗ lực đảm bảo Internet sau sự cố 3 tuyến cáp quang biển]

Tuyến cáp AAG có chiều dài 20.191km, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Tuyến cáp quang này được đưa vào khai thác từ năm 2009, đi qua Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (nhánh cáp rẽ vào Việt Nam dài 314km, điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hong Kong (Trung Quốc), Philippines và Hoa Kỳ (Guam, Hawaii và California).

Kể từ khi hoạt động, AAG nhiều lần gặp trục trặc, gây ảnh hưởng tới chất lượng Internet Việt Nam đi quốc tế. Vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư thêm nhiều tuyến cáp mới, giảm sự phụ thuộc vào tuyến cáp biển quan trọng này./.

Độ Mixi gia nhập TikTok, video đầu tiên đã leo top trending vì quá “độc”

(Kiến Thức) - Tộc trưởng Độ Mixi vừa gia nhập làng TikTok đã thu về ngay vài triệu view ở video đầu tiên. Đặc biệt, Trang Mixi - vợ của streamer nổi tiếng cũng ''góp vui'' cùng chồng trong video này. 

Những ngày ở nhà chống COVID-19, dân tình nghĩ ra đủ trò giải trí và giết thời gian như đọc sách, xem phim, chơi game,... thay vì tụ tập bạn bè hay ra ngoài để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Trong thời gian này, TikTok là một trong số những ứng dụng giải trí trên thiết bị di động được sử dụng nhiều nhất. 
Do Mixi gia nhap TikTok, video dau tien da leo top trending vi qua “doc”
Độ Mixi chính thức gia nhập làng TikTok 

Hoàn thành khắc phục sự cố trên các tuyến cáp quang biển

Hiện các sự cố xảy ra hồi cuối năm ngoái trên ba tuyến cáp quang biển AAG, IA và AAE-1 đều đã được khắc phục xong.

Thông tin từ đại diện một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam, sau nhiều lần phải lùi lịch sửa do điều kiện thời tiết bất lợi, hôm qua (3/3), nhánh S2 của tuyến cáp quang biển này đã được sửa xong, khôi phục 100% kênh truyền trên tuyến.

Hoan thanh khac phuc su co tren cac tuyen cap quang bien
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

VNPT cũng cho biết, tuyến cáp biển Asia America Gateway - AAG xảy ra sự cố sáng 22/12/2019 đã được đối tác quốc tế xử lý xong vào 6h30 ngày 2/3/2020. Toàn bộ lưu lượng trên tuyến cáp AAG đã được khôi phục hoàn toàn.

Trước đó, lỗi cáp trên tuyến IA (nhánh S1) và tuyến cáp Asia Africa Europe 1 (AAE-1) đã lần lượt được sửa xong vào ngày 31/1/2020 và ngày 17/2/2020.

Như vậy, với việc các đối tác quốc tế vừa hoàn tất sửa chữa tuyến IA (nhánh S2) và tuyến các AAG, thời điểm hiện tại, các sự cố xảy ra hồi cuối năm ngoái trên 3 tuyến cáp quang biển AAG, IA và AAE-1 đều đã được khắc phục xong, lưu lượng kết nối internet từ Việt Nam đi quốc tế được đảm bảo hoạt động ổn định trở lại.

Trong 3 tuyến cáp cùng gặp sự cố vào cuối năm ngoái, AAG và IA là các tuyến cáp được Việt Nam dùng từ lâu, có vai trò rất quan trọng đối với Internet Việt Nam. Trong đó, tuyến cáp AAG mặc dù hay sự cố nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dung lượng Internet Việt Nam.

Trong khi đó, AAE-1 là tuyến cáp biển mới được đưa vào khai thác tháng 7/2017, có vai trò nâng cao chất lượng hướng châu Âu, Trung Đông cũng như cung cấp bổ sung thêm dung lượng và dự phòng tới hướng kết nối đi HongKong và Singapore. Tuyến cáp biển này được ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất; mạng lưới, trạm cập bờ và các điểm kết nối được hoạch định tối ưu và linh hoạt, giúp các nhà mạng có thêm nhiều phương án thiết kế để điều chuyển lưu lượng.