Cảnh sắc Huế chuyển vàng ngày vào thu khiến lòng người thổn thức

Những ngày cuối tháng 9, khi lá cây đồng loạt chuyển vàng, rừng ngập mặn Rú Chá khoác chiếc áo mới, khiến ai ngắm cũng thấy lòng thổn thức.

Rú Chá là rừng ngập mặn nguyên sinh rộng 5ha ở phá Tam Giang, thuộc làng Thuận Hòa, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Theo giải thích của người dân địa phương, rú nghĩa là rừng, rú chá là rừng cây chá.

Mới đây, nhiếp ảnh gia trẻ Lê Đình Hoàng (sinh năm 1993 tại Huế) đã gây chú ý cộng đồng mạng khi đăng tải bộ ảnh về Rú Chá - ngày vào thu. Bộ ảnh được chàng trai thực hiện vào giữa tháng 9/2021, khoảng thời gian bắt đầu vào mùa thu, những hàng chá thay màu áo mới.

Khu rừng rộng hơn 5 ha là nơi tập trung hàng nghìn cây chá cổ thụ, có chức năng ngăn mặn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đất liền. Mọi năm, thời điểm sang thu, nơi đây là địa điểm thu hút du khách thập phương tới chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bộ ảnh đưa người xem khám phá từ sự thơ mộng, bình yên cho tới hoang sơ, bí ẩn, có phần ma mị của khu rừng. Là một người con đất Huế, Hoàng luôn trăn trở được lan tỏa nét đẹp thiên nhiên, con người quê hương tới du khách.

Canh sac Hue chuyen vang ngay vao thu khien long nguoi thon thuc
Canh sac Hue chuyen vang ngay vao thu khien long nguoi thon thuc-Hinh-2
Canh sac Hue chuyen vang ngay vao thu khien long nguoi thon thuc-Hinh-3
Canh sac Hue chuyen vang ngay vao thu khien long nguoi thon thuc-Hinh-4
Canh sac Hue chuyen vang ngay vao thu khien long nguoi thon thuc-Hinh-5
Canh sac Hue chuyen vang ngay vao thu khien long nguoi thon thuc-Hinh-6

Những du khách tới thăm khu rừng ngập mặn nguyên sinh này ít nhiều từng nghe câu chuyện về hai vợ chồng U80: ông Nguyễn Ngọc Đáp và bà Trần Thị Hồng, gia đình 38 năm sống ở đây.

Họ chọn cho mình cuộc sống tách biệt với cộng đồng, dành cả cuộc đời để bảo vệ hệ sinh thái của khu rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn lại trên phá Tam Giang.

Được biết để chụp được những bức ảnh đắt giá này, nhiếp ảnh gia Lê Đình Hoàng đã phải dành ra gần một tuần trải nghiệm Rú Chá.

Khu rừng này chỉ thật sự đặc biệt vào mùa thu vì vậy dù gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình tác nghiệp nhưng Lê Đình Hoàng vẫn chấp nhận đánh đổi để có được những bức hình chân thực, đẹp mắt nhất.

Canh sac Hue chuyen vang ngay vao thu khien long nguoi thon thuc-Hinh-7

Bộ ảnh Rú Chá nhận được nhiều phản ứng tích cực từ phía cộng đồng mạng:

“Bộ ảnh đã giúp những người con xa quê như mình được an ủi phần nào nỗi nhớ nhà. Nhìn những bức hình được ghi lại, mình cảm thấy bồi hồi, xúc động, nhớ nơi đã nuôi mình lớn khôn”, một người con xứ Huế chia sẻ.

Canh sac Hue chuyen vang ngay vao thu khien long nguoi thon thuc-Hinh-8

“Bộ ảnh thật đẹp. Nhất định khi hết dịch mình sẽ đến Huế để được tham quan và trải nghiệm địa danh tuyệt vời này”, một du khách khác chia sẻ.

Nhiếp ảnh gia Lê Đình Hoàng cũng đã thực hiện nhiều bộ ảnh về các địa điểm nổi tiếng, về con người, làng quê xứ Huế. 

Canh sac Hue chuyen vang ngay vao thu khien long nguoi thon thuc-Hinh-9
Canh sac Hue chuyen vang ngay vao thu khien long nguoi thon thuc-Hinh-10

       Đại Nội - nơi mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử xứ Huế      

Nơi khắc nghiệt nhất “như hành tinh khác” trên Trái Đất

Những địa danh dưới đây có điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt và cảnh quan như ở hành tinh khác dù chúng nằm ngay trên Trái Đất.

Cuộc sống ở Vùng trũng Danakil tại Ethiopia khắc nghiệt tới nỗi bạn tưởng mình đang ở trên sao Hỏa. Mặt Trời thiêu cháy mặt đất, nhiệt độ đôi khi có thể lên tới 60 độ C trong khi không khí vô cùng khô ở nơi này.
Vostok - một trạm nghiên cứu cũ của Liên Xô ở phía đông Nam Cực là nơi lạnh nhất hành tinh với nhiệt độ mà Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đo được ngày 21/7/1983 là âm 89,2 độ C.
Thung lũng Chết ở sa mạc Mojave thuộc Bắc Mỹ là nơi nóng nhất trên Trái Đất với nhiệt độ trung bình cao tới nỗi các du khách thường chiên trứng trên mặt đất. Tuy nhiên, nhiệt độ bề mặt nóng nhất từng đo được không phải ở Thung lũng Chết mà là ở sa mạc Dascht-e Lut của Iran. Một vệ tinh của NASA đã đo được nhiệt độ tại sa mạc này năm 2005 là 70,7 độ C. Thời tiết khắc nghiệt như vậy khiến những chú chim di cư thường xuyên chết và rơi từ trời xuống.

Nơi khô hạn nhất hành tinh không phải là sa mạc Sahara mà là thung lũng Khô Dry Valleys ở Nam cực khi mà nơi này đã không có mưa trong suốt 2 triệu năm. Thung lũng Khô nằm ở 4.053 mét so với mực nước biển. Không khí ở đây khô tới nỗi hầu như không có cả tuyết rơi. Địa danh này cũng được cho là nơi yên tĩnh nhất thế giới.

Mawsynram ở Ấn Độ là nơi ẩm ướt nhất thế giới. Lượng mưa hằng năm của ngôi làng này là 1.186 cm.

Là nơi tuyết rơi nhiều nhất trên thế giới, khi lái xe trong thành phố Aomori, Nhật Bản, đôi khi bạn có cảm giác mình đang đi giữa những dòng sông băng.
Núi Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới. Ở độ cao này, sức ép không khí chỉ bằng 1/3 so với sức ép bình thường ở mực nước biển. Trên độ cao 8.000 mét là khu vực tử thần với sự sinh tồn của con người.

Vịnh Commonwealth ở Nam Cực có sức gió thổi mạnh tới hơn 240 km/h và là nơi lộng gió nhất hành tinh của chúng ta.

Núi lửa Kīlauea ở Hawaii là ngọn núi lửa hoạt động nhiều nhất trên Trái Đất khi gần như phun trào liên tục kể từ vụ phun trào năm 1983.

Đảo Bouvet là nơi cô lập nhất trên Trái Đất. Hòn đảo nào nằm ở Nam Đại Tây Dương và thuộc lãnh thổ của Na Uy. Sở dĩ là nơi cô lập nhất thế gian bởi địa điểm này cách xa đất liền với điểm đất liền gần hòn đảo này nhất là Queen Maud Land ở Nam Cực với khoảng cách 1.160 km.
 

5 địa danh bị làm mờ trên Google Maps, sự thật gì đang bị che giấu?

Trên GG Maps, có một số địa điểm bị làm mờ, bạn biết vì sao không?

Đảo Jeannette (Nga)

5 dia danh bi lam mo tren Google Maps, su that gi dang bi che giau?