Cảnh báo đáng sợ về nạn hạn hán ở Cape Town, Nam Phi

(Kiến Thức) - Ông Greg Pillay, người đứng đầu Trung tâm ngăn ngừa thiên tai Cape Town, Nam Phi, cho hay thành phố này đang phải đối mặt với trận hạn hán nghiêm trọng, có thể khiến người dân đối mặt với nhiều rủi ro trong đó có bệnh dịch hoành hành.

Thành phố Cape Town, Nam Phi đang trải qua trận hạn hán tồi tệ nhất sau 384 năm. Theo các chuyên gia, trong 3 năm qua, lượng mưa tại thành phố này là cực kỳ thấp.
Trước tình hình này, chính quyền phải ra quy định buộc người dân tiết kiệm nước thay vì kêu gọi như trước đây. Cụ thể, chính quyền Cape Town từng phải ban bố quy định mỗi người được sử dụng 50 lít nước sinh hoạt mỗi ngày. Việc sử dụng nước được tiết kiệm tối đa bằng cách hạn chế dùng nước sạch để dội nhà vệ sinh.
Người dân Cape Town xếp hàng lấy nước. Ảnh: Nic Bothma/EPA.
Người dân Cape Town xếp hàng lấy nước. Ảnh: Nic Bothma/EPA. 
Theo The Guardian, liên quan đến vấn đề "nóng" dư luận trên, Greg Pillay, người đứng đầu Trung tâm ngăn ngừa thiên tai Cape Town cho hay, đang phác thảo một kế hoạch mà bản thân không bao giờ mong muốn sử dụng đến là: kế hoạch đối phó với nạn hạn hán kỷ lục mà thành phố này đang trải qua là khiến Cape Town trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới phải tạm cắt hoàn toàn nguồn nước máy sinh hoạt.
“Chúng tôi xác định 4 rủi ro: thiếu nước, dịch tễ không bảo đảm, bệnh dịch hoành hành và sự đối đầu vì tranh giành nguồn lực khan hiếm”, ông Pillay cho biết.
Theo ông Pillay, trong 40 năm đối phó với những tình huống khẩn cấp, ông phải thừa nhận đợt hạn hán này là cuộc khủng hoảng lớn nhất. Ông và các chuyên gia đã chuẩn bị nhiều kịch bản cho việc gián đoạn cung cấp nước nhưng chưa tính đến kịch bản không còn giọt nước nào.
Kế hoạch mà ông Pillay đề cập đến bao gồm: quân đội, các chuyên gia bệnh dịch và y tế, đang ráo riết chuẩn bị đối phó với Ngày Zero, thời điểm mà lượng nước dự trữ trong 6 đập nước lớn sẽ rơi xuống mức 13,5% công suất. Mức độ nghiêm trọng này được dự báo sẽ xảy ra vào ngày 16/4.
Khi tình huống này xảy ra, các kỹ sư sẽ phải đóng van nước đến khoảng một triệu gia đình, tức 75% của thành phố Cape Town.
Mời quý độc giả xem video Kinh hãi cá sấu phơi xác, chết la liệt vì hạn hán (nguồn: VTC News):
Christine Colvin, quản lý chương trình nước sạch của Quỹ Bảo tồn Hoang dã thế giới (WWF) cho biết: “Người dân sẽ rất hoảng loạn khi một ngày họ vặn van nước mà nước không chảy ra”.
Để thay thế cho nguồn nước máy, chính quyền Cape Town sẽ thiết lập 200 điểm lấy nước rải rác trong thành phố, áp đặt quy định rằng, đảm bảo mỗi người có tối đa 25 lít nước/ngày để sử dụng.
Kế hoạch này cũng sẽ trở thành gánh nặng lớn với chính quyền địa phương. Nguyên do là vì chi phí để lắp đặt và vận hành những điểm lấy nước này trong 3 tháng ước tính vào khoảng 200 triệu rand (khoảng 17 triệu USD). Và thay vì bán nước, việc cung cấp nước cho người dân hoàn toàn miễn phí sẽ tốn kém hơn 1,4 tỷ rand (khoảng 115 triệu USD).

Kịch bản tồi tệ nhất về ngày tận thế 100 năm sau

(Kiến Thức) - Các chuyên gia đã vạch ra một số kịch bản tồi tệ nhất về ngày tận thế có thể xảy ra trong 100 năm tới khiến nhiều người rùng mình.

Kich ban toi te nhat ve ngay tan the 100 nam sau
Zombie (xác sống) được cho là một trong những kịch bản tồi tệ đẩy thế giới đến ngày tận thế sau 100 năm nữa. Theo các chuyên gia, loài người bị tiêu diệt bởi một loại virus hoặc vi khuẩn có khả năng biến nạn nhân thành một sinh vật cực kỳ hung dữ. Chúng sẽ cắn người và truyền virus sang nạn nhân với tốc độ lây lan nhanh chóng.

Chuyên gia “tiên đoán” gì về thế giới 100 năm sau?

(Kiến Thức) - Nhà khoa học chuyên nghiên cứu về khí hậu Gavin Schmidt vừa đưa ra những "tiên đoán" đáng chú ý về thế giới 100 năm sau.

Chuyen gia “tien doan” gi ve the gioi 100 nam sau?
Theo nhà khoa học chuyên nghiên cứu về khí hậu, đồng thời là Giám đốc Viện Nghiên cứu Không gian (GISS) Gavin Schmidt, không có gì có thể ngăn cản sự nóng lên toàn cầu. Vị chuyên gia này "tiên đoán" 100 năm sau thế giới sẽ có nhiệt độ trung bình tăng khoảng 2 độ C.