Cảng quốc tế Cam Ranh cung cấp dịch vụ cảnh giới ngầm

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 25/2016/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế quản lý hoạt động của Cảng quốc tế Cam Ranh-Bộ Quốc phòng.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 25/2016/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế quản lý hoạt động của Cảng quốc tế Cam Ranh-Bộ Quốc phòng.
Quy chế này quy định về cơ chế quản lý hoạt động của Cảng quốc tế Cam Ranh bao gồm phạm vi giới hạn của Cảng quốc tế Cam Ranh; quản lý các hoạt động cung cấp dịch vụ và sử dụng dịch vụ; quản lý người và các loại phương tiện của Việt Nam, của nước ngoài vào, rời, hoạt động trong khu vực Cảng quốc tế Cam Ranh.
Cang quoc te Cam Ranh cung cap dich vu canh gioi ngam
 Tàu Ins Kirch của Hải quân Ấn Độ vào cập Cảng quốc tế Cam Ranh. (Ảnh: Tiên Minh/TTXVN).
Các loại hình dịch vụ trong khu vực Cảng
Quyết định quy định các loại hình dịch vụ cung cấp trong khu vực Cảng quốc tế Cam Ranh được thực hiện theo quy định có liên quan của pháp luật bao gồm vận tải hàng hóa, hành khách bằng đường biển; đại lý tàu biển, đại lý vận tải đường biển; môi giới hàng hải; hoa tiêu hàng hải; cứu hộ hàng hải; tư vấn hàng hải; bảo dưỡng, sửa chữa, cung cấp phụ tùng, thiết bị thay thế cho các loại tàu thuyền; cung cấp nhu yếu phẩm, điện, nước, khí, nhiên liệu, dầu nhờn, vật liệu chèn, lót, ngăn cách hàng hóa cho các loại tàu thuyền hoặc các dịch vụ phục vụ cho thủy thủ; bốc dỡ hàng hóa, cho thuê kho, bãi; cho thuê cảng trung chuyển hàng hóa; dịch vụ cảnh giới ngầm, đảm bảo an ninh 24/24 giờ; tiếp đón sỹ quan, thuyền viên và khách du lịch bằng đường biển; tổ chức các hoạt động đối ngoại quốc phòng; cung cấp các dịch vụ y tế, thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng; tổ chức hội chợ triển lãm hàng hải, Hải quân trong nước, quốc tế và các hoạt động đối ngoại quốc phòng; các hình thức dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quyết định nêu rõ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định và tổ chức quản lý hoạt động của tàu thuyền quân sự Việt Nam tại vùng nước Cảng quốc tế Cam Ranh.
Tàu thuyền dân sự Việt Nam và nước ngoài đến và rời vùng nước Cảng quốc tế Cam Ranh thực hiện thủ tục đến và rời cảng biển theo quy định tại Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải và quy định tại Điều 6, Điều 8 và Điều 10 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 3/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tàu quân sự nước ngoài thực hiện các chuyến thăm chính thức, thăm xã giao hoặc phối hợp huấn luyện, diễn tập thực hiện theo quy định tại Nghị định số 104/2012/NĐ-CP ngày 05/12/2012 của Chính phủ quy định đối với tàu quân sự nước ngoài đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quản lý hoạt động thương mại
Hàng hóa thông qua Cảng quốc tế Cam Ranh được quản lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, thuế đối với hàng hóa từ nước ngoài đưa vào Cảng quốc tế Cam Ranh, hàng tiêu dùng, văn phòng phẩm, trang thiết bị văn phòng phục vụ cho hoạt động trong Cảng từ Việt Nam đưa vào Cảng quốc tế Cam Ranh cũng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Đối với lương thực, thực phẩm, nhiên liệu xuất khẩu, nhập khẩu qua Cảng quốc tế Cam Ranh phải được thực hiện đầy đủ thủ tục hải quan và chịu sự giám sát Hải quan theo quy định của pháp luật./.

Ảnh hiếm người Trung Quốc được Mỹ đào tạo làm phi công

(Kiến Thức) - Trước và trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, hàng nghìn binh sĩ Trung Hoa Dân quốc (1912-1949) đã được đưa sang Mỹ đào tạo phi công chiến đấu cơ. 

Anh hiem nguoi Trung Quoc duoc My dao tao lam phi cong
Báo Trung Quốc Sina mới đây đăng tải loạt ảnh hiếm về hoạt động huấn luyện của Mỹ đối với Không quân Trung Hoa Dân quốc (nhà nước thống trị Trung Quốc từ năm 191912-1949). Theo các tài liệu giải mã, dựa trên một hiệp định giữa Trung Hoa Dân quốc và Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Từ năm 1942 đã có hàng trăm lượt phi công lái máy chiến đấu Trung Quốc đã được Mỹ đào tạo tại Ấn Độ và trở về Trung Quốc tham gia kháng chiến chống phát xít Nhật.

Ngạc nhiên sức mạnh xe bọc thép tí hon của Đức

(Kiến Thức) - Xe bọc thép Wiesel 1 TOW có kích cỡ vô cùng “nhỏ con” nhưng được trang bị loại tên lửa hạng nặng có thể bắn nát cả xe tăng T-90 của Nga.

Ngac nhien suc manh xe boc thep ti hon cua Duc
 Wiesel 1 TOW là một phiên bản của xe bọc thép đổ bộ đường không Wiesel 1. Điểm thú vị ở chỗ loại xe này lại được hãng ô tô nổi tiếng Porsche phát triển vào những năm cuối 1970 và đưa vào sử dụng cho các đơn vị lính dù của quân đội Đức vào năm 1982.
Ngac nhien suc manh xe boc thep ti hon cua Duc-Hinh-2
Xe bọc thép Wiesel 1 được sử dụng vào rất nhiều nhiệm vụ khác nhau từ vai trò trinh sát, xe chỉ huy, giám sát chiến trường và lợi hại nhất là được sử dụng vào làm vũ khí chống tăng với trang bị ống phóng tên lửa chống tăng TOW.