Cần thủ câu được "quái vật sông" nặng 100 kg

Một cần thủ người Anh đã câu được một con cá da trơn "quái vật" nặng 100 kg trên sông Ebro, Tây Ban Nha, sau khi bị con cá này kéo đi hơn một cây số.

Can thu cau duoc

Ông Ditch Ballard bên con cá 100 kg mà ông bắt được. Ảnh: Ditch Ballard/Daily Mail.

Ông Ditch Ballard, 37 tuổi, đang câu cá chép khi một loài sinh vật dài gần 3 m đớp lấy mồi câu.

Những gì diễn ra sau đó được ông mô tả là “cuộc chiến lớn nhất” mà ông từng trải qua, Daily Mail đưa tin hôm 11/3.

“Với nhiệt độ -3 độ C và gió phả hơi lạnh, tôi gần như không thể chịu nổi”, ông kể lại. “Tôi đang câu cá chép, nhưng khi chiếc cần câu dài hơn 3 m bị cong, tôi nhận thấy mình đã câu được cá da trơn”.

Quá trình đuổi bắt con cá của ông Ballard kéo dài gần một giờ. “Tôi không biết là mình đã bị kéo đi bao xa trên sông nữa. Khi đó, tôi đã cách nhà trên một cây số”, ông Ballard hồi tưởng.

“Nếu dây câu bị đứt vào lúc đó, tôi có thể sẽ nhảy xuống dòng nước lạnh -6 độ C mất”, cần thủ người Anh kể lại. “Tôi mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần nhưng đã có được phần thưởng”.

Sau khi bắt được, cân và chụp ảnh, ông Ballard đã thả con cá về với tự nhiên.

Con cá mà ông Ballard bắt được chỉ kém kỷ lục về cân nặng của cá da trơn tại sông Ebro gần 13 kg, Daily Mail cho biết. Trong khi đó, kỷ lục về cân nặng của một con cá da trơn được câu tại châu Âu từ năm 2001 đến nay là gần 135 kg, thuộc về cần thủ Attila Zsedely (Italy).

Ông Ballard, người chuyển từ Watford (Anh) tới miền Nam Catalunya (Tây Ban Nha) 6 năm trước, đang điều hành một công ty tổ chức các kỳ nghỉ kết hợp câu cá trên sông Ebro.

Đời sống tình dục "như ma cà rồng" của cá vây chân

Các nhà khoa học Anh mới đây có phát hiện thú vị về loài cá vây chân - vốn sống dưới độ sâu lớn ở các đại dương - liên quan đến cách chúng giao phối và sinh sản.

"Đôi khi tôi thấy chúng giống những củ khoai tây ác quỷ", ông James Maclaine, giám tuyển phụ trách danh mục các loài cá tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, chia sẻ với Guardian khi nói về loài cá vây chân.

Cá vây chân là một bộ gồm nhiều loài sinh sống ở đáy đại dương, nơi không có ánh sáng. Đặc điểm nhận dạng của chúng là một cái vòi phát sáng ở đỉnh đầu, xuất phát từ tia vây lưng, có tác dụng như mồi câu dụ con mồi đến gần hàm răng sắc nhọn. Chính vì lẽ đó nên chúng được gọi là "anglerfish" trong tiếng Anh, do angler nghĩa là cần câu.

Bí ẩn về đàn chó hoang sinh tồn sau thảm họa hạt nhân Chernobyl

Hơn 36 năm sau vụ thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới xảy ra, bạn có thắc mắc những chú chó hoang sống xung quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã sinh sống thế nào không?

Bi an ve dan cho hoang sinh ton sau tham hoa hat nhan Chernobyl
 Hơn 36 năm sau thảm họa hạt nhân Chernobyl kinh hoàng, những chú chó hoang vẫn lang thang giữa những tòa nhà đổ nát và xung quanh nhà máy Chernobyl.