Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Golf & Doanh nhân

Cận cảnh những tòa bảo tháp độc đáo của Cố đô Huế

20/09/2020 07:38

(VietnamDaily) - Tháp Phước Duyên của chùa Thiên Mụ, tháp Đại Giác của chùa Huyền Không, tháp Miến Điện của chùa Thiền Lâm... là những tòa bảo tháp Phật giáo ấn tượng mà du khách phải ghé thăm ở Cố đô Huế.   

Quốc Lê

Tỷ phú Charles Chuck Feeney cày cuốc cả đời kiếm 8 tỷ USD rồi làm từ thiện hết

Chân dung Ngoại trưởng Hàn Quốc đang thăm Việt Nam

Những mí mật thú vị cuộc sống thường nhật của tân Thủ tướng Nhật Bản

Tàu Titanic huyền thoại chìm vì lý do nào khác ngoài tảng băng trôi?

Khối tài sản cực khủng của đại gia Dương Thị Bạch Diệp

1. Gắn liền với chùa Thiên Mụ, bảo tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng của xứ Huế trong nhiều thế kỷ qua. Theo sử sách, tháp được xây dựng ở phía trước chùa Thiên Mụ vào năm 1844, nhân ngày lễ bát tuần của Thái Hoàng Thái Hậu Nhân Tuyên Tử Khánh.
1. Gắn liền với chùa Thiên Mụ, bảo tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng của xứ Huế trong nhiều thế kỷ qua. Theo sử sách, tháp được xây dựng ở phía trước chùa Thiên Mụ vào năm 1844, nhân ngày lễ bát tuần của Thái Hoàng Thái Hậu Nhân Tuyên Tử Khánh.
Về mặt kiến trúc, tháp Phước Duyên cao 21m, gồm 7 tầng, xây theo hình khối bát giác (có 8 mặt). Bên trong tháp, từ tầng thứ 2 trở lên đỉnh có bậc thang đi lên theo hình xoắn ốc. Bảy tầng tháp thờ 7 vị Phật khác nhau.
Về mặt kiến trúc, tháp Phước Duyên cao 21m, gồm 7 tầng, xây theo hình khối bát giác (có 8 mặt). Bên trong tháp, từ tầng thứ 2 trở lên đỉnh có bậc thang đi lên theo hình xoắn ốc. Bảy tầng tháp thờ 7 vị Phật khác nhau.
Nét đáng chú ý trong kiến trúc của tháp là các chi tiết trang trí bằng pháp lam - sản phẩm cao cấp phủ men màu đa sắc lên cốt kim loại - chỉ tồn tại ở Huế từ đời Minh Mạng đến đời Tự Đức. Đó là các hình ngọn lửa nơi góc đao mái mỗi tầng, và nhất là bình cam lồ bằng đồng trên đỉnh tháp.
Nét đáng chú ý trong kiến trúc của tháp là các chi tiết trang trí bằng pháp lam - sản phẩm cao cấp phủ men màu đa sắc lên cốt kim loại - chỉ tồn tại ở Huế từ đời Minh Mạng đến đời Tự Đức. Đó là các hình ngọn lửa nơi góc đao mái mỗi tầng, và nhất là bình cam lồ bằng đồng trên đỉnh tháp.
Cửa tháp thường xuyên khoá kín. Hằng năm, tháp chỉ mở chốc lát vào dịp Tết Nguyên đán và đại lễ Phật đản, với sự túc trực của người giữ phận sự. Bởi vậy, nội thất bảo tháp vẫn là điều "bí ẩn" của hầu hết mọi người...
Cửa tháp thường xuyên khoá kín. Hằng năm, tháp chỉ mở chốc lát vào dịp Tết Nguyên đán và đại lễ Phật đản, với sự túc trực của người giữ phận sự. Bởi vậy, nội thất bảo tháp vẫn là điều "bí ẩn" của hầu hết mọi người...
2. Tọa lạc tại xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, chùa Huyền Không được xây dựng năm 1978, là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo được nhiều người biết đến ở xứ Huế. Công trình ấn tượng nhất của chùa là tòa bảo tháp Đại Giác, được khánh thành năm 2015.
2. Tọa lạc tại xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, chùa Huyền Không được xây dựng năm 1978, là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo được nhiều người biết đến ở xứ Huế. Công trình ấn tượng nhất của chùa là tòa bảo tháp Đại Giác, được khánh thành năm 2015.
Ngôi bảo tháp này được mô phỏng theo mẫu ngôi đại tháp ở Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật thành đạo ở Ấn Độ, với kích cỡ thu nhỏ. Công trình gồm 5 đỉnh tháp chụm vào nhau, trong đó tháp chính nằm ở trung tâm cao 37 mét, bốn tháp phụ xung quanh cao khoảng 24 mét.
Ngôi bảo tháp này được mô phỏng theo mẫu ngôi đại tháp ở Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật thành đạo ở Ấn Độ, với kích cỡ thu nhỏ. Công trình gồm 5 đỉnh tháp chụm vào nhau, trong đó tháp chính nằm ở trung tâm cao 37 mét, bốn tháp phụ xung quanh cao khoảng 24 mét.
Thiết kế của tháp thể hiện một phần vũ trụ quan của Phật giáo với Núi Tu-di (Sineru) ở trung tâm và tứ đại châu (Đông Thắng thần châu, Tây Ngưu hóa châu, Nam Thiện bộ châu và Tây Ngưu hóa châu) ở bốn hướng.
Thiết kế của tháp thể hiện một phần vũ trụ quan của Phật giáo với Núi Tu-di (Sineru) ở trung tâm và tứ đại châu (Đông Thắng thần châu, Tây Ngưu hóa châu, Nam Thiện bộ châu và Tây Ngưu hóa châu) ở bốn hướng.
Không gian trong tháp bố trí thành 6 tầng. Hai tầng cao nhất để tôn trí xá-lợi của Đức Phật, xá-lợi chư Thánh Tăng và tượng Phật; ba tầng tiếp theo dùng làm nơi tàng trữ tài liệu nghiên cứu Phật học, nơi hành thiền và trưng bày các món quà lưu niệm; tầng thấp nhất là phòng Khánh tiết...
Không gian trong tháp bố trí thành 6 tầng. Hai tầng cao nhất để tôn trí xá-lợi của Đức Phật, xá-lợi chư Thánh Tăng và tượng Phật; ba tầng tiếp theo dùng làm nơi tàng trữ tài liệu nghiên cứu Phật học, nơi hành thiền và trưng bày các món quà lưu niệm; tầng thấp nhất là phòng Khánh tiết...
3. Tọa lạc trên đồi Quảng Tế, xã Thủy Xuân, thành phố Huế, chùa Thiền Lâm được thiền sư Hộ Nhẫn lập ra năm 1960, là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nổi tiếng của Huế. Điểm nhấn của chùa là ngôi bảo tháp mang phong cách Miến Điện đặc sắc.
3. Tọa lạc trên đồi Quảng Tế, xã Thủy Xuân, thành phố Huế, chùa Thiền Lâm được thiền sư Hộ Nhẫn lập ra năm 1960, là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nổi tiếng của Huế. Điểm nhấn của chùa là ngôi bảo tháp mang phong cách Miến Điện đặc sắc.
Tòa tháp có màu trắng, đỉnh vàng cao vút, uy nghi mà thanh thoát. Từng đường nét kiến trúc được tạo hình tinh xảo, toát lên sắc màu nghệ thuật Phật giáo Nam Tông.
Tòa tháp có màu trắng, đỉnh vàng cao vút, uy nghi mà thanh thoát. Từng đường nét kiến trúc được tạo hình tinh xảo, toát lên sắc màu nghệ thuật Phật giáo Nam Tông.
Tháp được chia làm hai tầng. Tầng dưới là chính điện, nơi đặt tượng Phật Thích Ca cùng bức tượng được tạo tác sống động như người thật của thiền sư Hộ Nhẫn - người sáng lập chùa. Tầng trên tôn trí Xá lợi Phật Thích Ca và chư Thánh tăng.
Tháp được chia làm hai tầng. Tầng dưới là chính điện, nơi đặt tượng Phật Thích Ca cùng bức tượng được tạo tác sống động như người thật của thiền sư Hộ Nhẫn - người sáng lập chùa. Tầng trên tôn trí Xá lợi Phật Thích Ca và chư Thánh tăng.
Nhìn từ xa, bảo tháp của chùa Thiền Lâm nổi bật giữa núi đồi của Cố đô Huế...
Nhìn từ xa, bảo tháp của chùa Thiền Lâm nổi bật giữa núi đồi của Cố đô Huế...
Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel

Top tin bài hot nhất

G-Dragon - 'ông hoàng' Kpop sắp tới Việt Nam giàu cỡ nào?

G-Dragon - 'ông hoàng' Kpop sắp tới Việt Nam giàu cỡ nào?

15/05/2025 14:02
Vì sao Tổng Giám đốc Petrolimex Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ?

Vì sao Tổng Giám đốc Petrolimex Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ?

09/05/2025 06:54
'Đại gia một thời' Angimex miễn nhiệm lãnh đạo vì quản lý yếu kém

'Đại gia một thời' Angimex miễn nhiệm lãnh đạo vì quản lý yếu kém

25/04/2025 08:30
Chủ tịch Trần Bá Dương tiết lộ thời điểm HAGL Agrico thoát lỗ

Chủ tịch Trần Bá Dương tiết lộ thời điểm HAGL Agrico thoát lỗ

28/04/2025 07:00
Ông Đỗ Xuân Lập từ nhiệm tại Phú Tài sau bê bối đánh bạc

Ông Đỗ Xuân Lập từ nhiệm tại Phú Tài sau bê bối đánh bạc

11/05/2025 07:17

Bạn có thể quan tâm

Chân dung tỷ phú Trung Quốc sở hữu đất nhiều nhất ở Mỹ

Chân dung tỷ phú Trung Quốc sở hữu đất nhiều nhất ở Mỹ

Cường Đô la: Toyota 86 là chiếc xe mang lại cảm xúc lạ nhất

Cường Đô la: Toyota 86 là chiếc xe mang lại cảm xúc lạ nhất

G-Dragon - 'ông hoàng' Kpop sắp tới Việt Nam giàu cỡ nào?

G-Dragon - 'ông hoàng' Kpop sắp tới Việt Nam giàu cỡ nào?

Chim Jacu thải ra đặc sản đắt tới 40 triệu đồng/kg

Chim Jacu thải ra đặc sản đắt tới 40 triệu đồng/kg

TSKH Phan Xuân Dũng: “Nghị quyết 57 thể hiện tầm nhìn đột phá“

TSKH Phan Xuân Dũng: “Nghị quyết 57 thể hiện tầm nhìn đột phá“

Ông Đỗ Xuân Lập từ nhiệm tại Phú Tài sau bê bối đánh bạc

Ông Đỗ Xuân Lập từ nhiệm tại Phú Tài sau bê bối đánh bạc

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status