Tiễn đưa hai phi công Su-22 về đất mẹ

Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371 cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và gia đình tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu hai phi công Khuất Mạnh Trí và Phạm Giang Nam tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 4, Quân khu 4.

Lúc 11h16 phút, ngày 26/7, máy bay Su-22, số hiệu 8551 của Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân thực hiện bay huấn luyện, mất liên lạc lúc 11 giờ 35 phút cùng ngày.
Máy bay rơi tại làng Dừa, xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An. Hai phi công bay huấn luyện đã hy sinh gồm: Trung tá Khuất Mạnh Trí và Thượng tá Phạm Giang Nam.
Trung tá Khuất Mạnh Trí, Phó Trung đoàn trưởng Tham mưu trưởng, sinh năm 1978, nhập ngũ ngày 20/9/1995, giờ bay tích lũy 1.130 giờ 37 phút, giờ bay trong năm 111 giờ 08 phút, đã bay qua các loại máy bay L-39, MiG-21, Su-22.
Thượng tá Phạm Giang Nam, Chủ nhiệm an toàn bay Trung đoàn 921, sinh năm 1972, nhập ngũ ngày 12/9/1991, giờ bay tích lũy 1.178 giờ 32 phút, giờ bay trong năm 106 giờ 58 phút, đã bay qua các loại máy bay L-39, MiG-21Bis, Su-22M.

9x buôn bán vũ khí online ở Nam Định sa lưới

Một kho hàng với cả trăm vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ như dao, đao, kiếm, phớ, đèn pin chích điện... vừa bị Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Nam Định phát hiện, thu giữ.

Chủ của lô hàng nóng này là một thanh niên 28 tuổi, ngang nhiên rao bán  vũ khí công khai trên mạng xã hội facebook. Khách mua hầu hết là những thanh niên tuổi mới lớn. Vũ khí càng sắc bén, có tính sát thương cao lại càng hút khách.

Ngang nhiên buôn bán các loại vũ khí trên mạng

Dù là mặt hàng cấm, không được mua bán trao đổi nhưng các loại vũ khí như: dùi cui điện, dao bấm, gậy 3 khúc, bình xịt hơi cay,… vẫn được bày bán tràn lan trên mạng xã hội, trên “chợ” internet.

Ngày 7/2, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Thái Bình triệu tập Phạm Văn Thành (27 tuổi, trú tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) để điều tra làm rõ về hành vi mua bán trái phép công cụ hỗ trợ.

Xây dựng kho, hầm vũ khí tiếp tế cho lực lượng đặc công, biệt động

Trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, công tác bảo đảm vũ khí cơ sở nội thành, tiếp tế có ý nghĩa sống còn, nhằm hỗ trợ cho lực lượng đặc công, biệt động thực hiện nhiệm vụ tiến công.

Tháng 10-1967, hai đơn vị A20 và A30 nhận lệnh cấp trên gấp rút vận chuyển vũ khí, mua sắm phương tiện cất giấu ở nội thành Sài Gòn và tại các điểm gần mục tiêu chiến lược đã chỉ định. Mặc dù nhiệm vụ hết sức khó khăn, nguy hiểm và phức tạp, nhưng cán bộ, chiến sĩ đơn vị A20, A30 và cơ sở đã mưu trí, dũng cảm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Có được kết quả như vậy là nhờ Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn - Gia Định đã dựa vào nhân dân, kiên trì xây dựng lực lượng, tạo chỗ đứng chân, tạo nguồn cung cấp, mua sắm phương tiện, vận chuyển vũ khí phục vụ tác chiến.
 

Bất ngờ các lực lượng được trang bị vũ khí quân dụng

(Kiến Thức) - Dự thảo thông tư mới quy định trang bị vũ khí quân dụng gồm súng trường, súng chống tăng, súng cối...cho nhiều lực lượng gồm cả công an xã, phường, thị trấn.

Đối tượng trang bị vũ khí quân dụng
Bộ Công an vừa công bố dự thảo lần 2 Thông tư quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ để lấy ý kiến góp ý từ dư luận. Đáng chú ý, theo nội dung thông tư trên, Công an xã, phường, thị trấn có thể được trang bị vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ.