
Trở về từ chiến khu Việt Bắc, nơi đầu tiên Bác Hồ dừng chân là căn nhà nhỏ ở thôn Phú Gia (nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội). Ảnh: VOV

Ngôi nhà được cụ Công Ngọc Lâm và cụ Nguyễn Thị An xây dựng năm 1929. Căn nhà hiện được ông Công Ngọc Dũng - cháu nội của cụ Nguyễn Thị An trông coi, giữ gìn. Ảnh: Kinhtedothi

Đầu những năm 40 của thế kỷ XX, khi phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ, cụ Nguyễn Thị An và con trai là ông Công Ngọc Kha tham gia hoạt động cách mạng, phục vụ kháng chiến. Từ đó, ngôi nhà trở thành nơi thường xuyên lui tới họp bàn của cán bộ cách mạng. Ảnh: VOV

Do vị trí kín đáo và nằm trong vùng an toàn, cán bộ cách mạng hoạt động ở xã Phú Thượng đã khảo sát và lựa chọn căn nhà này làm địa điểm dừng chân của Bác Hồ khi Người từ Chiến khu Việt Bắc trở về, chuẩn bị cho Ngày Quốc khánh 2/9/1945. Ảnh: Kinhtedothi

Hiện tại, căn nhà có hai phòng rộng hơn 10m2, trưng bày nhiều hình ảnh về Bác Hồ và cán bộ cách mạng qua các thời kỳ, cùng kỷ niệm của gia đình trong những năm tháng lịch sử. Ảnh: Kinhtedothi

Những dụng cụ Bác Hồ sử dụng vẫn được gìn giữ trong ngôi nhà. Ảnh: Dân Việt

Bể nước được Bác Hồ sử dụng khi ở và làm việc tại đây năm 1945. Ảnh: Kinhtedothi

80 năm đã trôi qua, những ký ức về Bác trong căn nhà vẫn còn vẹn nguyên trong từng nhịp thở, từng kỷ vật về Bác. Ảnh: Dân Việt

Dù hằn sâu những vết màu thời gian, nhà lưu niệm Bác Hồ hiện vẫn được ông Công Ngọc Dũng thờ cúng, gìn giữ mỗi ngày, phát huy truyền thống cách mạng gia đình cho thế hệ mai sau. Ảnh: VOV

Chiếc sập, bộ trường kỷ Bác Hồ từng sử dụng. Ảnh: VOV

Chậu đồng Bác thường ngày rửa mặt. Ảnh: VOV

Máy chữ của Bác mang từ Chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, đặt lưu niệm tại căn nhà. Ảnh: VOV