Cải tạo đất trồng, lão nông rủn người thấy 1 thứ lộ ra

Đây là thứ gì mà có thể khiến cho người nông dân hoảng sợ, lập tức dừng ngay việc đào bới của mình.

Truyền thông Ireland mới đây đưa tin, một người nông dân ở nước này vừa phát hiện mộ ngôi mộ cổ có niên đại rất xưa trong lúc đang đào xới cải tạo lại mảnh đất trồng của gia đình trên bán đảo Dingle, hạt Kerry, Ireland vào tháng 4 vừa qua.

Đầu tiên, người nông dân đào được một số mảnh xương người cùng một số đồ vật cổ, số lượng sau đó ngày càng nhiều. Nghi ngờ đây có thể là một di tích khảo cổ nào đó nên lão nông đã lập tức ngừng lại công việc rồi liên hệ với chuyên gia khảo cổ học địa phương.

Sau khi nhận được tin báo, nhà khảo cổ học này liền nhanh chóng liên lạc với với Tiến sĩ Bernard Gilhooly, người phụ trách Bộ phận Cổ vật của người Ireland tại Bảo tàng Quốc gia Ireland để tìm hướng giải quyết.

Cai tao dat trong, lao nong run nguoi thay 1 thu lo ra

Một vài mảnh xương người lộ lên khỏi mặt đất.

Cai tao dat trong, lao nong run nguoi thay 1 thu lo ra-Hinh-2

Xương người cùng cổ vật nằm lẫn vào nhau giữa lớp đất đá.

Trong email trả lời truyền thông, tiến sĩ Gilhooly cho biết: "Chúng tôi đã nhanh chóng liên hệ với người nông dân và nhà khảo cổ trong cùng ngày để thảo luận về phát hiện này, đồng thời sắp xếp thời gian phù hợp để Bảo tàng Quốc gia Ireland (NMI) và Sở Di tích Quốc gia (NMS) cùng tiến hành khai quật."

Ngôi mộ nằm trên một con dốc, bên trên được bao phủ bằng một lớp đá. Tuy nhiên kết cấu của bề mặt không được vững chắc lắm. Các nhà khảo cổ lo sợ những viên đá trên bề mặt có thể rơi vào bên trong gây tổn hại đến cấu trúc ngôi mộ. Vì vậy điều quan trọng nhất trước mắt là đảm bảo sao cho cấu trúc ngôi mộ không bị hư hại trong quá trình khai quật.

Bước đầu, các nhà khảo cổ đã thu thập được nhiều mảnh xương người bị cháy và chưa bị cháy lộ lên khỏi mặt đất cùng một vài viên đá được chế tác rất kì công. Tất cả các hiện vật sau đó đều đã phân loại, đóng gói cẩn thận để đưa về bảo tàng tiếp tục nghiên cứu.

Cai tao dat trong, lao nong run nguoi thay 1 thu lo ra-Hinh-3

Các nhà khảo cổ đang tiến hành khai quật ngôi mộ.

Cai tao dat trong, lao nong run nguoi thay 1 thu lo ra-Hinh-4

Ngôi mộ được phát hiện trên bán đảo Dingle, hạt Kerry, Ireland.

Dựa trên cấu trúc ngôi mộ các nhà khảo cổ dự đoán ngôi mộ có thể thuộc về thời kỳ đồ đồng. Để chắc chắn hơn, các nhà khảo cổ sau đó sẽ sử dụng carbon phóng xạ để xác định niên đại. Nếu thật sự thuộc về thời kỳ đồ đồng thì ngôi mộ có thể được xây vào khoảng năm 2000-1800 trước Công Nguyên, cùng thời điểm với sự ra đời của đồ đồng ở Ireland.

Mặc dù thuộc về thời kỳ đồ đồng nhưng Tiến sĩ Gilhooly cho biết ngôi mộ này có cấu trúc hình thái khác biệt đôi chút so với những ngôi mộ hình chữ nhật thường thấy nhưng không phải là chưa từng có trước đây.

Ngôi mộ mới được phát hiện này có một gian phòng chờ lớn bên ngoài buồng chính, dưới sàn có nhiều tấm bia lớn, điều này đồng nghĩa với việc có thể vẫn còn nhiều hài cốt nữa đã được chôn bên dưới sàn ngôi mộ.

Cai tao dat trong, lao nong run nguoi thay 1 thu lo ra-Hinh-5

Một số hài cốt và hiện vật thu được.

Cai tao dat trong, lao nong run nguoi thay 1 thu lo ra-Hinh-6

Lối vào ngôi mộ.

Hiện, các nhà khảo cổ học vẫn đang tiếp tục khai quật ngôi mộ đồng thời tiến hành kiểm tra các bộ hài cốt thu được để xác định giới tính, độ tuổi, cùng các vết tích chấn thương hoặc các đặc điểm khác để xác định nguyên nhân cái chết của những hài cốt này.

Tiến sĩ Gilhooly nói: "Mặc dù, ở Ireland và bán đảo Dingle đã từng phát hiện một số lượng lớn các cổ vật thời đồ đồng nhưng những thứ được tìm thấy trong ngôi mộ này lại có hình dáng vô cùng đặc biệt.Mỗi một ngôi mộ được tìm thấy cùng với những hài cốt và cổ vật bên trong nó cho phép chúng tôi phác thảo nên một bức tranh rõ ràng hơn về cuộc sống ở Ireland thời tiền sử, không chỉ ở quy mô địa phương mà còn có thể ở cả quy mô quốc gia. "

Hiện danh tính của người nông dân và địa điểm chính xác tìm thấy ngôi mộ cổ vẫn chưa được tiết lộ. 

Tìm thấy 2 chiếc đĩa sứ trong mộ cổ, chuyên gia đập vỡ ngay lập tức

Sau rất nhiều giờ mất công khám phá, chuyên gia không tiếc tay đập vỡ 'di vật' trong mộ cổ khiến những người có mặt phải sững sờ.

Tim thay 2 chiec dia su trong mo co, chuyen gia dap vo ngay lap tuc

Phát hiện báu vật có thể “viết lại” lịch sử Trung Quốc

Những cổ vật mới được khai quật ở Tây Nam Trung Quốc cho thấy một khu vực từng có nền văn minh cổ đại, một sự tồn tại có thể khiến người ta viết lại lịch sử Trung Quốc.

Phat hien bau vat co the “viet lai” lich su Trung Quoc

Những báu vật được khai quật tại khu di chỉ khảo cổ Tam Tinh Đôi, Quảng Nguyên, Tứ Xuyên thuộc về một nền văn minh phát triển có thể đã tồn tại suốt hàng nghìn năm, nhưng chưa từng được ghi chép trong sử sách; theo các nhà nghiên cứu và giới chức chính phủ Trung Quốc.

Một cuộc khai quật lớn bắt đầu từ năm 2019 đã giúp các nhà khảo cổ thu được hơn 500 cổ vật được làm bằng vàng, đồng, ngọc và ngà voi có niên đại hơn 3.000 năm, trong đó bao gồm một chiếc mặt nạ bằng vàng có khả năng từng được một tu sĩ sử dụng.

Chất lượng và độ tinh xảo của những cổ vật này vượt xa những cổ vật được chế tác ở các khu vực khác của Trung Quốc ở cùng thời kỳ, như thời nhà Thương quanh đồng bằng sông Hoàng Hà, được gọi là Trung Nguyên.

Shi Jinsong – Phó Giám đốc Viện Khảo cổ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc – nói rằng nền văn minh Trung Quốc thường được cho là bắt nguồn từ Trung Nguyên.

Trung Nguyên từng được được tin là trung tâm của thế giới với nền văn minh tiên tiến nhất, và “những người sống ở bên ngoài bị cho là kẻ man di”, ông Shi nói. Nhưng phát hiện mới ở Tam Tinh Đôi đã chỉ ra rằng câu chuyện về nền văn minh Trung Quốc có thể phức tạp hơn người ta nghĩ trước đây.

Phat hien bau vat co the “viet lai” lich su Trung Quoc-Hinh-2

Dụng cụ bằng đồng được khai quật tại Tam Tinh Đôi (Ảnh: Xinhua)

“Rất có khả năng chúng ta là sự kết hợp” của nhiều nền văn hóa hoặc văn minh cổ đại khác nhau, ông Shi nói.

Zhao Congcang, nhà khảo cổ học thuộc ĐH Tây Bắc, Tây An, nói rằng ông cảm thấy choáng ngợp khi nhìn vào những cổ vật mới được khai quật.

Một số các tác phẩm nghệ thuật nhìn rất giống những đồ vật được phát hiện ở các khu di chỉ dọc sông Dương Tử và ở Đông Nam Á, cho thấy một nền văn minh chưa từng được biết đến nhưng lại không tồn tại biệt lập mà “có trao đổi rộng với nhiều khu vực khác”, ông nói.

Tam Tinh Đôi được phát hiện từ những năm 1930, và hiện vẫn là một trong số những bí ẩn đối với giới khảo cổ Trung Quốc.

Một trong số những đồ vật bằng đồng lớn nhất và cổ xưa nhất được tìm thấy ở di chỉ này, trong đó bao gồm một “Cây Sự Sống” có chiều cao tới 4 m.

Do các cổ vật này không có mối quan hệ rõ ràng với nền văn hóa Trung Quốc sau này và không ai có thể giải mã những biểu tượng trên chúng, nên đã có rất nhiều cuộc tranh luận sôi nổi về mục đích sử dụng của những cổ vật.