Cái kết cay đắng cuối đời của Hồ Quý Ly

Theo Thù Vực Chu Tư Lục thì vua tôi nhà Hồ đều bị xử chết cả chỉ có mỗi Hồ Nguyên Trừng được tha vì có tài. Còn theo Cô thụ bao đàm, vua tôi Hồ Quý Ly được tha, riêng Quý Ly bị đẩy đi làm lính thú ở Quảng Tây.

Trong cuộc tra hỏi của Minh Thành Tổ Chu Đệ đối với Hồ Quý Ly, Quý Ly ngậm miệng cầu an. Số phận của Quý Ly sau đó thế nào? Có khá nhiều thuyết khác nhau.

Đại Việt Sử ký toàn thư không chép rõ về số phận của Hồ Quý Ly nhưng kể về số phận của các quan triều Hồ bị bắt khá thê thảm: “Nhà Minh vờ cho Vương Nhữ Tương, Đồng Ngạn Hú, Nguyễn Quân, Lê Sứ Khải làm Kinh Bắc (có lẽ là ám chỉ Bắc Kinh) thị lang và tham chính ở Sơn Tây, Thiểm Tây, Sơn Đông, sai người đưa đi, đến nửa đường thì giết”.

Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sỹ thì cho rằng Quý Ly bị giết bằng lời chú trong một giai thoại về Hồ Quý Ly như sau: Quý Ly nằm mộng vị thần đọc thơ rằng: "Nhị nguyệt tại gia, tứ nguyệt loạn hoa, ngũ nguyệt phong ba, bát nguyệt sơn hà, thập nguyệt long xa". Đến khi nghe tin quân Minh lại sang, mới có ý lo sợ, (Vua Nghệ Tôn nằm mộng được câu thơ bạch kê, rồi họ Hồ cướp ngôi; Quý Ly nằm mộng được câu thơ phong ba, sơn hà, rồi bị bắt giải về Kim Lăng, thế gọi là làm điều bất thiện tất trong lòng tự biết trước). (Tháng 12 năm sau Hồ Trừng bị thua ở Lỗ Giang, tháng 4, hai cha con Hồ phải đi ra biển, liền bị bại ở Điển Canh, tháng 5 bị bắt ở cửa biển Chỉ Chỉ, tháng 8 bị giải đi, tháng 10 bị giết; số tháng trong bài thơ đều đúng cả. Con bọ ngựa chưa bị bắt, mà hồn bướm đã mơ thấy rồi).

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Sau Khâm Định Việt sử thông giám cương mục chép với ý khác hẳn: “Vua nhà Minh ngự điện nhận tù binh và hỏi Quý Ly rằng: "Giết vua, cướp nước, như thế có phải là đạo người bầy tôi không?". Quý Ly không trả lời được, bèn giao cả xuống giam vào ngục tù, chỉ tha cho con là Trừng, cháu là Nhuế. Sau, Quý Ly ở trong ngục được tha ra, bắt đi thú thủ ở Quảng Tây; Trừng vì lành nghề chế binh khí, dâng phép chế súng lên vua Minh, nên được tha ra để dùng”.

Đồng thời các sử gia nhà Nguyễn còn phản bác thông tin nói rằng Quý Ly bị giết bằng lời cẩn án như sau: - Sử cũ chép: "Khi Quý Ly đến Kim Lăng, vua nhà Minh giả vờ trao cho chức tham chính, sai người hộ tống đến nơi làm việc, rồi giết chết ở dọc đường". Có lẽ nào đánh bắt được người đầu sỏ của giặc, không đem làm tội một cách đường hoàng mà lại phải dùng kế giả dối để giết bao giờ? Thật là vô lý! Nay theo sách Minh sử kỷ sự cải chính lại”.

Việt sử toàn thư của Phạm Văn Sơn cũng đồng ý với thông tin của Khâm định Việt sử thông giám cương mục khi viết: "Minh Thành Tổ hỏi Quý Ly: "Giết vua cướp nước có phải là đạo bề tôi không?" Quý Ly không trả lời. Vua Minh bèn giam cả vào ngục chỉ tha có Nguyên Trừng và cháu là Nhuế Lỗ. Sau Quý Ly cũng được phóng thích nhưng phải làm lính tuần ở Quảng Tây. Nguyên Trừng giỏi việc chế tạo võ khí, đem súng tiến vua được làm quan, sau được phong đến Công Bộ Thị Lang và soạn ra sách Nam Ông Mộng Lục còn truyền đến bây giờ".

Còn tư liệu Trung Quốc viết gì về số phận của Hồ Quý Ly. Theo Thù Vực Chu Tư Lục thì vua tôi nhà Hồ đều bị xử chết cả chỉ có mỗi Hồ Nguyên Trừng được tha vì có tài. Còn theo Cô thụ bao đàm, vua tôi Hồ Quý Ly được tha, riêng Quý Ly bị đẩy đi làm lính thú ở Quảng Tây.

Nhưng dù cái kết là bị xử trảm hay bị đi làm lính thú ở tuổi 70 thì cũng là quá buồn cho Hồ Quý Ly một thời quyền lực khuynh đảo trong triều Trần, một thời làm vua, một thời làm Thái thượng hoàng. Đã vậy về sau còn bị người đời chê bai.

Vẻ đẹp phụ nữ vùng cao qua góc nhìn nhiếp ảnh gia Pháp

Nhiều bức ảnh về vẻ đẹp và cuộc sống phụ nữ vùng cao trong số này đã xuất hiện tại triển lãm ảnh “Khám phá Việt Nam” tại Genève, Thụy Sĩ.

Vào cuối năm 2017 vừa qua, qua sự giới thiệu và hướng dẫn của Phóng viên Đài TNVN, Joseph Gobin, môt nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp người Pháp đã có dịp được tham quan, khám phá vẻ đẹp của núi rừng Hoàng Su Phì (Hà Giang), được trải nghiệm cuộc sống thường nhật của người dân, đặc biệt là cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số như Dao đỏ, Dao Áo dài, Nùng, Mông…
Vào cuối năm 2017 vừa qua, qua sự giới thiệu và hướng dẫn của Phóng viên Đài TNVN, Joseph Gobin, môt nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp người Pháp đã có dịp được tham quan, khám phá vẻ đẹp của núi rừng Hoàng Su Phì (Hà Giang), được trải nghiệm cuộc sống thường nhật của người dân, đặc biệt là cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số như Dao đỏ, Dao Áo dài, Nùng, Mông…  

3 con giáp đích thị là người có sức mạnh và quyền lực không ngờ

Họ không phải là những con giáp dễ bị bắt nạt, nhưng cũng không phải là người lấy uy quyền của mình để ăn hiếp kẻ khác, mà ngược lại họ dạt dào tình cảm và luôn giúp đỡ những người yếu kém hơn mình.

Ngày xưa, tiền bối thường hay dạy chúng ta rằng, sống ở đời cần phải biết đối nhân xử thứ, phân biệt được trên dưới, điều quan trọng nhất là phải biết khiêm tốn, biết mình là ai và tránh kiêu căng ngạo mạo. Mặc dù nhiều người cho rằng đó là những nguyên tắc cũ của người xưa nhưng trên thực tế nó lại áp dụng cho mọi lứa tuổi, mọi thời đại.