Các bệnh nào dễ dẫn đến ung thư đại tràng?

(Kiến Thức) - Ung thư đại tràng rất dễ xảy ra ở những người mắc các bệnh lý ở cơ quan này, chẳng hạn như polyp đại tràng, viêm loét chảy máu đại trực tràng...

Cac benh nao de dan den ung thu dai trang?
 Ảnh minh họa.
Ung thư đại tràng (UTĐT) gặp nhiều từ tuổi 45 và tăng dần theo tuổi. Bệnh thường được chẩn đoán muộn vì các triệu chứng lâm sàng không rõ ràng. Việc phát hiện sớm và phòng ngừa UTĐT chủ yếu là phát hiện và điều trị các bệnh lý tiền ung thư.
Ở Việt Nam, ung thư đại tràng là ung thư thường gặp của đường tiêu hóa, đứng hàng thứ 3 sau ung thư dạ dày và ung thư gan. Bệnh thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn dù đã có những phương tiện chẩn đoán hiện đại như chụp đại tràng đối quang kép, soi đại tràng với ống soi mềm, vì triệu chứng lâm sàng không đặc trưng và thường xuất hiện khi bệnh đã tiến triển. Do đó, việc phát hiện sớm và phòng ngừa ung thư đại tràng chủ yếu là phát hiện và điều trị các bệnh lý tiền ung thư ở nhóm người có nguy cơ cao về UTĐT như: 
Polyp đại tràng: Mối liên quan giữa polyp và UTĐT đã được thừa nhận. Tuy nhiên, không phải tất cả các polyp mà chỉ có các polyp dạng tuyến mới ung thư hóa. Nguy cơ ung thư hóa tăng lên theo kích thước và thể loại của polyp. Các polyp dạng nhung mao có nguy cơ cao hơn polyp dạng ống tuyến.
Bệnh viêm loét chảy máu đại trực tràng: Bệnh có nguy cơ ung thư hóa cao. Ung thư thường xuất hiện sau 10 năm tiến triển của bệnh và tăng cao sau 20 năm. Thể thường gặp là UTĐT ở nhiều vị trí.
Bệnh Crohn đại tràng: Bệnh Crohn có nguy cơ ung thư hóa nhưng thấp hơn nhiều so với viêm loét chảy máu đại trực tràng.

Thiếu nữ mang thai sống lại trong quan tài rồi chết ngạt

(Kiến Thức) - Sống lại trong quan tài, thiếu nữ 16 đang mang thai 3 tháng gào thét kêu cứu nhưng cuối cùng đã chết ngạt trước khi được cứu ra.  

Clip gia đình cố gắng đập vỡ quan tài để cứu cô gái trẻ.

Dù đã sống lại trong quan tài nhưng sự hoảng loạn và tình trạng thiếu ôxy đã khiến cho Neysi Perez không thể sống được.

Neysi (16 tuổi) đang mang thai 3 tháng vào thời điểm cô bất tỉnh phía ngoài nhà mình ở La Entrada, Honduras. Cô gái sùi bọt mép và cha mẹ đã gọi thầy cúng địa phương tới trừ tà. Sau đó, khi Neysi bắt đầu bất động, gia đình mới đưa cô đến bệnh viện. Sau 3 tiếng đồng hồ, bác sỹ thông báo cả cô và đứa con trong bụng đều đã qua đời.

Thiéu nũ mang thai sóng lại trong quan tài ròi chét ngạt
 Cô gái Neysi xấu số.

Bạn cần xét nghiệm máu tìm bệnh gì sau tuổi 30?

(Kiến Thức) - Xét nghiệm máu sau tuổi 30 giúp chúng ta phát hiện một số bệnh nguy hiểm mà chúng ta ít ngờ đến và khó phát hiện ra.

Bạn càn xet nghiem mau tìm bẹnh gì sau tuoi 30?
Sau tuổi 30, nguy cơ bị tiểu đường hiện hữu rõ ở cả nam và nữ. Đặc biệt, người phụ nữ mang thai và những phu nữ béo phì thường có nguy cơ cao bị tiểu đường type 2. Kiểm tra FPG, OGT và HbA1c hay hemoglobin là những kiểm tra máu bạn nên thực hiện để xem mình có bị tiểu đường không.