Bữa cơm 2.000 đồng!

(Kiến Thức) - Vậy mà gần đây lại có những người buộc cho họ những tội: Bán phá giá, cướp khách của những hàng cơm bình dân, tiếp tay cho những kẻ bảo kê cho cái bang... Thấy sao mà buồn!

Đọc Nam Cao, trước những cảnh nghèo thê nghèo thảm, nghèo đến không thể tưởng tượng nổi, nghèo đến nỗi chẳng có gì mà ăn, đến chết vì đói... tôi chỉ ước gặp được những con người cùng khổ đó để giúp họ, một bát cơm, mấy chục bạc... để họ qua được bước đường cùng. Và tôi thực sự khâm phục những người đã lập nên quán cơm 2.000 đồng, quán cơm từ thiện dành cho những người nghèo.
 
2.000 đồng, giờ chẳng mua nổi mớ rau, vậy mà ở đó những sinh viên nghèo, những bác xích lô, đồng nát, những người bán vé số, những trẻ lang thang cơ nhỡ... vẫn có được một suất cơm giúp họ ấm lòng. Cùng với những nồi cháo tình thương tại các bệnh viện, những bữa cơm từ thiện như thế này tưởng phải được mọi người xúm vào giúp sức để nhân lên.
Vậy mà gần đây lại có những người buộc cho họ những tội: Bán phá giá, cướp khách của những hàng cơm bình dân, tiếp tay cho những kẻ bảo kê cho cái bang... Thấy sao mà buồn!
Phải chăng vì lâu nay trong xã hội tiêu dùng người ta đã quá quen với lợi nhuận, làm gì cũng phải nghĩ đến cái lợi cho mình trước tiên, không có lợi là không làm. Vì chạy theo lợi nhuận, người ta dám dùng hoá chất tẩy thịt ôi, thịt thối thành những món ăn thơm phức, bất chấp những điều nguy hại đến sức khoẻ người tiêu dùng. Cũng vì chạy theo lợi nhuận, người ta phun đủ thứ hoá chất để bảo quản rau quả, mặc cho những ảnh hưởng độc hại tới người mua... Vì lợi nhuận, người ta ép giá nông dân, "cắt cổ" người tiêu dùng...
Dư luận đã từng sửng sốt vì giá của những bát phở lên tới cả triệu bạc, những chai rượu ngoại giá tới vài chục triệu đồng, một cái váy giá tới 2 tỷ đồng... Tất cả những thứ xa xỉ đó tại sao không bị buộc tội? Phải chăng nhờ nó mà một số người giàu lên, vì nó tạo nên thế giới giàu sang và phù hoa, dù chỉ là bề nổi, còn sâu trong lòng nó vẫn còn những con người nghèo khó không kiếm đủ miếng ăn. 
Những suất cơm 2.000 đồng kia chẳng mang lại lợi nhuận gì, chỉ là những việc làm từ thiện, dù nó giúp cho bao người. Việc làm của họ không chỉ giúp cho những người nghèo có được bữa cơm những lúc đói lòng mà còn chứng minh cho xã hội thấy rằng lòng tốt vẫn còn, vẫn luôn và sẽ tồn tại. Bởi vì chỉ có nó mới là điều đáng để cho con người ta sống.

Nóng biếm họa "sát thủ đầu mưng mủ" phiên bản @

(Kiến Thức) - Mấy ngày nay, trên một số diễn đàn và mạng xã hội đang rộ lên phong trào chế ảnh từ những bao gạo kèm "thơ chế". 

Có vẻ như sau xăng, điện, nước..., gạo (loại thực phẩm không thể thiếu của người Việt Nam) đang trở thành chủ đề "hot" để chế ảnh.
 Có vẻ như sau xăng, điện, nước..., gạo (loại thực phẩm không thể thiếu của người Việt Nam) đang trở thành chủ đề "hot" để chế ảnh. 
Bắt nguồn từ trang mạng "Hài", những bài thơ "con nhái" chủ đề tình yêu, hôn nhân... kèm theo hình ảnh bao gạo nhận được hàng chục ngàn lượt "view", và nhanh chóng được một số diễn đàn và mạng xã hội khác lấy lại.
Bắt nguồn từ trang mạng "Hài", những bài thơ "con nhái" chủ đề tình yêu, hôn nhân... kèm theo hình ảnh bao gạo nhận được hàng chục ngàn lượt "view", và nhanh chóng được một số diễn đàn và mạng xã hội khác lấy lại. 

Thiếu nữ Việt xinh đẹp, duyên dáng trong tà áo dài (P3)

(Kiến Thức) - Sở hữu khuôn mặt dễ thương, các thiếu nữ Việt còn trở nên xinh đẹp và duyên dáng hơn khi mặc trang phục áo dài truyền thống.

Thiếu nữ diện áo dài trắng tinh khôi, e ấp trên cánh đồng cỏ lau.
Thiếu nữ diện áo dài trắng tinh khôi, e ấp trên cánh đồng cỏ lau.
Dịu dàng, đằm thắm.
 Dịu dàng, đằm thắm.
 
 
Chút thả hồn "phiêu" của thiếu nữ khẽ làm ai đó xao lòng.
 Chút thả hồn "phiêu" của thiếu nữ khẽ làm ai đó xao lòng.
Nụ cười rạng ngời trong ánh nắng mai.
 Nụ cười rạng ngời trong ánh nắng mai.
 
Áo dài theo em đến lớp.
 Áo dài theo em đến lớp.
Hồn nhiên và nhí nhảnh.
Hồn nhiên và nhí nhảnh.