"Bóng ma vũ trụ" 10 triệu tuổi: khởi đầu của một "Trái Đất khác"?

Một vật thể kỳ dị, trông như bóng ma mờ tối và hỗn loạn đã lọt vào tầm nhìn của Kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA.

Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi tiến sĩ George Rieke từ Đài quan sát Steward và Phòng thí nghiệm Mặt trăng và hành tinh thuộc Đại học Arizona đã nghiên cứu "bóng ma vũ trụ" và công bố những kết quả bất ngờ.

Trích dẫn nghiên cứu, tờ Sci-News cho hay bản chất của nó là một ngôi sao non trẻ, mới 10 triệu năm tuổi mang tên HD166191.

"Bóng ma vũ trụ" 10 triệu tuổi: khởi đầu của một "Trái Đất khác"? ảnh 1

Bóng ma vũ trụ kỳ dị thật ra là một hệ sao bao gồm một đám mây bụi lớn che khuất một ngôi sao non trẻ mới 10 triệu tuổi - Ảnh: NASA/JPL Caltech

Thứ tạo ra "bóng ma" kỳ dị và hỗn loạn bao quanh ngôi sao chính là tàn tích của một vụ va chạm của các "hạt giống hành tinh" - chính là các hành tinh thế hệ đầu của một hệ sao, sinh ra chỉ để đập vào nhau rồi vỡ tan, sau đó những mảnh vỡ này mới hòa trộn, kết tụ thành những hành tinh thực thụ.

Hiện tại, mảnh vỡ của các hạt giống hành tinh này vẫn đang tạo thành một đám mây bụi lớn và trong quá trình quan sát của Spizer, nó đi qua phía trước ngôi sao, tạo ra hình ảnh như một bóng ma mờ đục, không rõ hình thù.

Để tạo ra đám mây bụi lớn như vậy, các hạt giống hành tinh tham gia vụ va chạm phải có kích thước khá lớn, cỡ các hành tinh lùn như Vesta trong hệ Mặt Trời.

Tiến sĩ Kate Su từ Đài quan sát Steward thuộc Đại học Arizona, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết nhìn vào hệ sao trẻ nói trên cũng như một cách chúng ta nhìn ngược về quá khứ của chính hệ Mặt Trời, hiểu được cách các hành tinh đá như Trái Đất ra đời.

Cá sấu rình bắt sư tử và cái kết đầy bất ngờ

Dù sư tử là “chúa tể vùng đồng cỏ” nhưng khi xuống nước thì nó không có cơ hội giành chiến thắng trước cá sấu.

Ca sau rinh bat su tu va cai ket day bat ngo

Theo tờ Lates Sightings, cảnh tượng cá sấu rình bắt sư tử được ghi lại tại sông Sabie thuộc Vườn quốc gia Kruger, Nam Phi.

Ca sau rinh bat su tu va cai ket day bat ngo-Hinh-2

Trước đó, chú sư tử đã quyết định vượt sông và không hề hay biết nó đã rơi vào tầm ngắm của con cá sấu.

Kính thiên văn bắt được tia laser lạ: tín hiệu từ thế giới mới ra đời

Hình ảnh ngoạn mục mà Kính viễn vọng không gian Hubble ghi lại trông như một tia laser điên cuồng cắt ngang bầu trời.

Theo tờ Space, cấu trúc kỳ lạ dạng tia laser là một luồng phản lực mạnh mẽ đến từ vật thể Herbig-Haro, một mảng khí sáng như sương mù bao vây lấy ngôi sao mới sinh.

ESA cho biết khu vực ghi nhận tia laser kỳ là gọi là HH34, cách Trái Đất khoảng 1.250 năm ánh sáng và nằm trong Tinh vân Orion nổi tiếng, nới Kính viễn vọng không gian Hubble hướng ống kính vào trong suốt nhiều thập kỷ.

Kinh thien van bat duoc tia laser la: tin hieu tu the gioi moi ra doi

Cận cảnh tia laser bí ẩn từ vũ trụ - Ảnh: Hubble/NASA/ESA

Orion gây chú ý vì chứa những vườn ươm sao màu mỡ và cũng là những vườn ươm sao gần Trái Đất nhất.

Tia laser lạ bản chất không phải là laser mà là một luồng năng lượng mạnh mẽ mà một ngôi sao vừa sinh ra, chưa hoàn toàn thành hình đã phát ra. Tia năng lượng đâm xuyên qua đám mây khí với tốc độ siêu thanh, đốt nóng khí trên đường đi nên tạo ra ánh sáng rực rỡ. Tia laser vũ trụ này sẽ tồn tại trong thời gian khá ngắn.

Theo Science Alert, các nhà nghiên cứu từ ESA cho rằng đây là một trong những hiện tượng ngoạn mục nhất từng được quan sát trong Milky Way (thiên hà chứa Trái Đất). Việc nghiên cứu về nó sẽ cung cấp nhiều chi tiết thú vị về cách một ngôi sao non trẻ trải qua giai đoạn tiền sao, dần thành hình trong cuộc ra đời "nảy lửa".