Bốn kịch bản cho Thượng đỉnh Mỹ - Triều

Trước viễn cảnh thượng đỉnh Mỹ-Triều chắc chắn sẽ diễn ra, các nhà phân tích và chuyên gia Mỹ đã đưa ra 4 kịch bản cho cuộc gặp lịch sử này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1/6 đã khẳng định thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ diễn ra theo dự kiến vào ngày 12/6 tại Singapore. Thông báo được đưa ra sau khi ông Trump có cuộc gặp với Phó chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong Chol tại Nhà Trắng.
Trước viễn cảnh thượng đỉnh Mỹ-Triều chắc chắn sẽ diễn ra, các nhà phân tích và chuyên gia Mỹ đã đưa ra 4 kịch bản cho cuộc gặp lịch sử này.
Kịch bản 1: thỏa thuận nhỏ và tiếp tục đàm phán
Theo các chuyên gia, đây là khả năng có thể xảy ra nhất sau thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Các nhà phân tích và chuyên gia Mỹ đưa ra 4 kịch bản cho cuộc gặp lịch sử Mỹ - Triều. Ảnh: CNN
Các nhà phân tích và chuyên gia Mỹ đưa ra 4 kịch bản cho cuộc gặp lịch sử Mỹ - Triều. Ảnh: CNN 
Jenny Town của Trung tâm Stimson dự báo hai bên sẽ phác thảo cách thức quá trình tiếp tục tiếp diễn, một khái niệm về khung thời gian và một số nguyên tắc về các yếu tố cần được bao gồm trong thỏa thuận giữa hai bên. Tiếp đó, các nhà đàm phán sẽ đi vào thảo luận chi tiết.
Trên thực tế, đây là khởi điểm của một thỏa thuận. Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ xây dựng một lộ trình cho các cuộc đàm phán trong tương lai trong khi đưa ra một mô hình ngoại giao thường dùng.
Điều này sẽ mang lại cho các trợ lý của Tổng thống Trump như Ngoại trưởng Mike Pompeo cơ hội để tìm kiếm các điểm chung. Nếu cả hai bên đều đồng ý với các chi tiết hạt nhân cụ thể hơn, lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên có thể gặp nhau một lần nữa và hoàn thiện một thỏa thuận lớn hơn.
Nhưng không ai trong hai nhà lãnh đạo muốn rời cuộc gặp mà không đạt được kết quả gì, do đó họ có thể đưa ra một nhượng bộ mang tính biểu tượng để kích hoạt một quá trình dài hơn.
Tổng thống Trump có thể giảm nhẹ các lệnh trừng phạt cứng rắn đối với Triều Tiên, và Bình Nhưỡng, trong khi đó, có thể phá hủy một vài tên lửa của mình, tuy nhiên không phải các tên lửa có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ.
Mặc dù kết quả đạt được sẽ không nhiều nhưng hy vọng đây sẽ là khởi đầu cho một cơ hội lớn hơn để hai nước có thể đàm phán chấm dứt bế tắc hạt nhân và tránh một hậu quả khủng khiếp.
Kịch bản 2: thỏa thuận lớn nhưng không có phi hạt nhân hóa
Vẫn có một cơ hội dù nhỏ rằng Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Kim Jong-un thống nhất về một điều gì đó tương đối quan trọng.
Mintaro Oba, một cựu quan chức bộ Ngoại giao Mỹ nghiên cứu về Triều Tiên, cho biết Bình Nhưỡng có thể đồng ý cắt giảm đáng kể chương trình hạt nhân của mình và đổi lại Mỹ sẽ có một động thái nào đó tương ứng. Điều này sẽ dẫn tới hai khả năng: Triều Tiên có thể đồng ý đóng băng hoặc cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của mình nhưng không hoàn toàn dỡ bỏ toàn bộ chương trình hạt nhân của mình; Triều Tiên có thể đồng ý cho phép các thanh sát viên quốc tế vào nước này thường xuyên để đảm bảo Triều Tiên đã dừng cải thiện các chương trình tên lửa và hạt nhân của mình.
Cả hai khả năng trên đều là những diễn tiến quan trọng vì Triều Tiên sẽ giảm đáng kể sức mạnh quân sự cũng như mối đe dọa đối với các đồng minh của Mỹ như Hàn Quốc và Nhật Bản.
Nhưng Mỹ sẽ phải làm gì để đổi lại? Theo Mintaro Oba, một cựu quan chức bộ Ngoại giao Mỹ nghiên cứu về Triều Tiên, Mỹ có thể mang lại cho Triều Tiên trợ giúp tài chính, đảm bảo về an ninh và một con đường tiến tới bình thường hóa quan hệ. Việc bình thường hóa quan hệ có ý nghĩa nhiều với Triều Tiên khi nước này sẽ hoan nghênh việc thiết lập các văn phòng liên lạc và nhiều hơn nữa.
Đây là điểm thiết yếu khi Triều Tiên luôn muốn được Mỹ công nhận. Việc đàm phán với Tổng thống Donald Trump sẽ khiến Triều Tiên trong mắt nhiều quốc gia trở thành một nước hợp pháp. Nhưng việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Mỹ, bao gồm việc cử đại sứ được công nhận tới Mỹ, sẽ khiến Triều Tiên trở thành một nước bình thường dưới con mắt của Mỹ.
Tất nhiên, để đạt được điều này sẽ cần rất nhiều thời gian. Tổng thống Donald Trump cũng có thể đồng ý rút một phần trên tổng số 28,500 binh sỹ Mỹ ở Hàn Quốc, ý định mà ông đã liên tục đề cập tới trong thời gian qua. Triều Tiên coi sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Hàn Quốc là một lực lượng có thể xâm lược nước này nhưng đối với Hàn Quốc, đây lại là một đảm bảo an ninh trước các cuộc tấn công có thể của Triều Tiên.
Để làm hài lòng lãnh đạo Triều Tiên và đạt được một thỏa thuận, Tổng thống Donald Trump có thể sẽ làm tổn hại tới mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Kịch bản 3: Không có thỏa thuận
Đây có thể được coi là kịch bản tồi tệ nhất của thượng đỉnh Mỹ-Triều. Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong năm 2017 đã dành nhiều thời gian đe dọa lẫn nhau. Nỗ lực ngoại giao giữa hai bên hiện nay một phần là để xem đàm phán có thể giải quyết được bế tắc hạt nhân hay không thay vì chiến tranh. Nhưng nếu đàm phán thất bại hoặc nếu một trong hai lãnh đạo mất kiên nhẫn với quá trình đang diễn ra, cả hai bên đều có thể lại quay lại đe dọa lẫn nhau.
Vipin Narang, một chuyện gia hạt nhân tại Viện công nghệ Masachusetts, cho biết, nếu Tổng thống Donald Trump hủy bỏ hoặc ít nhất là trì hoãn thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ làm tăng nhẹ khả năng chiến tranh. Tổng thống Donald Trump đã ít nhất 1 lần hủy cuộc gặp và tiếp tục tuyên bố ông sẽ hủy bỏ thượng đỉnh nếu nó không mang lại kết quả như ý muốn.
Theo Vipin Narang “Nếu lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chọc giận Tổng thống Trump hoặc một hành động không hay xảy ra giữa hai bên – điều mà tôi nghĩ khó có thể xảy ra – sẽ khiến phe diều dâu trong Chính phủ Mỹ được dịp lên tiếng rằng ‘họ đã cảnh báo’ và khi đó sẽ khó có thể dự đoán được kết quả”.
Tuy nhiên, rất may là nhiều chuyên gia không nghĩ khả năng này có thể xảy ra. Jenny Town của Trung tâm Stimson cho rằng “Nếu lãnh đạo hai bên thực sự nghĩ sẽ không đạt được điều gì cả thì họ sẽ không nối lại cuộc gặp mặt. Hiện có quá nhiều áp lực rằng cuộc gặp phải diễn ra.”
Do đó, cho tới thời điểm này, dường như Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ tránh khả năng xấu nhất xảy ra.
Kịch bản 4: Triều Tiên đồng ý phi hạt nhân hóa
Các chuyên gia dự báo không có khả năng lãnh đạo Triều Tiên sẽ quyết định dỡ bỏ hoàn toàn kho hạt nhân của mình. Vipin Narang, một chuyện gia hạt nhân tại Viện công nghệ Masachusetts, cho rằng điều này sẽ không xảy ra. Cả Lầu Năm góc và CIA đều thống nhất rằng Triều Tiên coi vũ khí hạt nhân là biện pháp răn đe đối với các cuộc xâm lược từ bên ngoài và do đó sẽ không có ý định cắt giảm chương trình hạt nhân của mình.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, người gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cuối tuần trước, vẫn cho rằng lãnh đạo Triều Tiên sẵn sàng từ bỏ chương trình hạt nhân của mình. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ lãnh đạo Triều Tiên có thực sự tuyên bố như vậy hay không hay Tổng thống Moon Jae-in quá lạc quan và tin vậy.
Sau tất cả, Tổng thống Moon Jae-in đã đánh cược uy tín chính trị của mình với việc vận động cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra. Điều này giải thích vì sao ông Moon lại nhanh chóng tới Triều Tiên gặp lãnh đạo Kim Jong-un chỉ hai ngày sau khi Tổng thống Trump tuyên bố hủy bỏ thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump, đã đánh cược uy tín của mình với việc kết thúc mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên. Mối đe dọa đó sẽ không chấm dứt cho tới khi lãnh đạo Kim Jong-un vẫn còn vũ khí hạt nhân. Điều đó có nghĩa, Tổng thống Trump có thể yêu cầu lãnh đạo Kim Jong-un dỡ bỏ chương trình hạt nhân và ông Kim Jong-un sẽ từ chối yêu cầu này.
Câu hỏi chính hiện nay là ông Trump có chấp thuận điều gì khác không hay chỉ tập trung vào phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều Tiên. Nếu ông không thể thì khả năng cao ông và lãnh đạo Kim Jong-un sẽ không thể đạt được tiếng nói chung ở Singapore. Không ai biết điều gì sẽ xảy ra lúc đó nhưng chiến tranh vẫn có thể là một khả năng.

Top 10 nước yên bình nhất thế giới và cảnh đẹp nao lòng tại đó

Sau đây là danh sách 10 nước yên bình nhất thế giới năm 2017, dựa trên báo cáo Chỉ số Hòa bình Toàn cầu (GPI) đánh giá toàn diện nhiều yếu tố.

1. Iceland đứng đầu danh sách này. Nước này có mức độ bình đẳng giới cao, tỷ lệ biết chữ tới 99% và nền giáo dục miễn phí hoàn toàn. Tỷ lệ nữ giới tham gia chính trị cũng rất cao.
 1. Iceland đứng đầu danh sách này. Nước này có mức độ bình đẳng giới cao, tỷ lệ biết chữ tới 99% và nền giáo dục miễn phí hoàn toàn. Tỷ lệ nữ giới tham gia chính trị cũng rất cao.

Phản công đại bại, phiến quân IS nhận “kết đắng” ở Đông Homs

(Kiến Thức) - Quân đội Syria đã đập tan cuộc phản công quy mô lớn của phiến quân IS nhằm vào căn cứ của lực lượng chính phủ Damascus ở vùng Badiyeh, Đông Homs, qua đó gây tổn thất nặng cho nhóm khủng bố này.

Theo hãng Fars (Iran) ngày 31/5, phiến quân IS đã mở cuộc tấn công dữ dội nhằm vào các căn cứ của Quân đội Syria ở Badiyeh gần khu Hamimeh và Trạm T3. Ảnh: AP.
Theo hãng Fars (Iran) ngày 31/5, phiến quân IS đã mở cuộc tấn công dữ dội nhằm vào các căn cứ của Quân đội Syria ở Badiyeh gần khu Hamimeh và Trạm T3. Ảnh: AP. 

Tuy nhiên, lực lượng chính phủ Damascus đã đập tan cuộc tấn công, tiêu diệt nhiều chiến binh khủng bố và phá hủy trang thiết bị quân sự của bọn chúng. Ảnh: AMN.
 Tuy nhiên, lực lượng chính phủ Damascus đã đập tan cuộc tấn công, tiêu diệt nhiều chiến binh khủng bố và phá hủy trang thiết bị quân sự của bọn chúng. Ảnh: AMN.

Đồng thời, Không quân Syria oanh kích dữ dội các căn cứ của nhóm khủng bố IS ở phía đông Trạm T3 và các khu vực khác. Ảnh: AMN.
 Đồng thời, Không quân Syria oanh kích dữ dội các căn cứ của nhóm khủng bố IS ở phía đông Trạm T3 và các khu vực khác. Ảnh: AMN.

Theo một nguồn tin quân sự, ngày 31/5, Quân đội Syria đã thu giữ một lượng lớn vũ khí và đạn dược mà các tay súng phiến quân khác giao nộp ở Bắc Homs trước khi rời khỏi khu vực này. Ảnh: SANA.
Theo một nguồn tin quân sự, ngày 31/5, Quân đội Syria đã thu giữ một lượng lớn vũ khí và đạn dược mà các tay súng phiến quân khác giao nộp ở Bắc Homs trước khi rời khỏi khu vực này. Ảnh: SANA. 

Trong số vũ khí được giao nộp có súng trường tự động, súng trường bắn tỉa, súng máy hạng nặng và đạn dược,...Ảnh: SANA.
Trong số vũ khí được giao nộp có súng trường tự động, súng trường bắn tỉa, súng máy hạng nặng và đạn dược,...Ảnh: SANA.

Trong diễn biến khác trên chiến trường Syria, Al Masdar News đưa tin ngày 1/6 cho biết, Không quân Nga đã tiến hành những cuộc không kích dữ dội nhằm vào nhóm phiến quân tại các thị trấn Kafr Zita, Al-Lataminah, Khan Sheikhoun, Morek, Salihiyah và Zakat ở phía bắc tỉnh Hama. Ảnh: AMN.
 Trong diễn biến khác trên chiến trường Syria, Al Masdar News đưa tin ngày 1/6 cho biết, Không quân Nga đã tiến hành những cuộc không kích dữ dội nhằm vào nhóm phiến quân tại các thị trấn Kafr Zita, Al-Lataminah, Khan Sheikhoun, Morek, Salihiyah và Zakat ở phía bắc tỉnh Hama. Ảnh: AMN. 

Tại Daraa, Quân đội Syria đã tấn công các tuyến phòng thủ của Quân đội Syria Tự do (FSA) và nhóm liên minh thánh chiến Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) ở vùng Al-Lijat, phía đông tỉnh. Ảnh: AMN.
 Tại Daraa, Quân đội Syria đã tấn công các tuyến phòng thủ của Quân đội Syria Tự do (FSA) và nhóm liên minh thánh chiến Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) ở vùng Al-Lijat, phía đông tỉnh. Ảnh: AMN.

Còn ở Deir Ezzor, liên quân Mỹ bị “tố” đã tiến hành các cuộc không kích dữ dội ở khu vực phía bắc và đông tỉnh, khiến nhiều dân thường thương vong. Ảnh: FNA.
Còn ở Deir Ezzor, liên quân Mỹ bị “tố” đã tiến hành các cuộc không kích dữ dội ở khu vực phía bắc và đông tỉnh, khiến nhiều dân thường thương vong. Ảnh: FNA.

Trên chiến trường Aleppo, giao tranh đã xảy ra giữa các tay súng phiến quân do Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và các thành viên Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn ở phía bắc thành phố Manbij hôm 31/5. Ảnh: FNA.
 Trên chiến trường Aleppo, giao tranh đã xảy ra giữa các tay súng phiến quân do Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và các thành viên Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn ở phía bắc thành phố Manbij hôm 31/5. Ảnh: FNA.