Bộ tộc người lùn kỳ bí sống trong rừng rậm châu Phi

Bộ tộc người lùn sống bằng nghề săn bắn, hái lượm trong những ngôi nhà vòm làm bằng lá chuối, lá cọ hàng thiên niên kỷ nay.

Giữa những khu rừng rậm nhiệt đới ở miền Trung và Tây Phi có một bộ tộc người lùn sinh sống. Tộc người có tên gọi là Baka với chiều cao trung bình của người trưởng thành chỉ 1,2-1,3m.

Tộc người đặc biệt này sống cách biệt với thế giới hiện đại từ hàng trăm năm nay, họ duy trì cuộc sống bằng việc săn bắn hái lượm và không có sự chăm sóc về y tế, sức khoẻ.

Bộ tộc người lùn kỳ bí sống trong rừng rậm châu Phi ảnh 1
Nhà của người Baka ở trong rừng hình vòm, làm bằng lá, chỉ có một cửa ra vào.

 Họ có làng nhưng sống chủ yếu ở rừng, trong những căn nhà tạm làm bằng lá cọ, lá chuối để thuận tiện cho việc săn bắn, hái lượm.

Trước đây, vì thân hình nhỏ bé nên người Baka bị tộc người sống gần đó là Bantu ở Cộng hoà Congo bắt làm nô lệ.

Một người phụ nữ tên Malala từng bị bắt làm nô lệ cho biết, họ phải làm việc trong các đồn điền, bị bắt uống rượu, hút thuốc, và đôi khi bị bỏ đói. Phần lớn thời gian họ phải vào rừng để săn bắn, chủ nô sẽ đưa cho họ súng với lượng đạn nhất định để đi săn mang thịt về cho họ.

“Nếu họ đưa cho bạn 4 viên đạn mà bạn chỉ mang về được 3 con thú thì bạn sẽ bị đánh một trận nhừ tử”, Malala kể. 

Bộ tộc người lùn kỳ bí sống trong rừng rậm châu Phi ảnh 2
Dụng cụ đi săn của người Baka vẫn rất thô sơ. Trong hình là một người đàn ông đeo lưới để đi săn.
Bộ tộc người lùn kỳ bí sống trong rừng rậm châu Phi ảnh 3
Thức ăn chủ yếu của họ là thịt linh dương.

Ngày nay, người Baka sống ở làng tên là Yandoumbe. Người Baka không còn là nô lệ của người Bantu nữa nhưng họ vẫn luôn bị người Bantu chèn ép, bắt nạt. Chính vì vậy người Baka thích sống ở trong rừng hơn, nơi họ được sống cuộc sống bản năng vốn có của mình.

Cả đàn ông và phụ nữ đều đi săn mỗi ngày. Thức ăn chủ yếu của người Baka là linh dương sống trong rừng.

Bộ tộc người lùn kỳ bí sống trong rừng rậm châu Phi ảnh 4
Những người có súng giờ đây cũng vào rừng săn bắn khiến người Baka khó kiếm thức ăn.
Bộ tộc người lùn kỳ bí sống trong rừng rậm châu Phi ảnh 5
Hầu hết trẻ em Baka đều mang trong mình căn bệnh sốt rét nhưng cả làng không có lấy một bác sĩ.

Rừng được cho là đặc khu riêng của người Baka, tuy nhiên, giờ đây các tộc người có súng cũng vào rừng săn bắn, họ đặt bẫy khắp nơi và dùng súng một cách bừa bãi. Miếng cơm của người Baka giờ đây kiếm khó hơn rất nhiều, họ thường vào rừng và trở về tay không.

Nếu mọi thứ cứ diễn ra thế này, người có súng cướp hết thức ăn của người Baka thì người Baka sẽ không còn đi vào rừng nữa. Và họ sẽ quay về thời kỳ làm nô lệ, họ sẽ mất quyền làm người”, Louis Sarno, người New Jersey, sống trong rừng với người Baka 30 năm chia sẻ.

Không chỉ thiếu thức ăn, người Baka còn đối mặt với bệnh tật. Viêm gan B và sốt rét là 2 loại bệnh phổ biến nhất. Hầu hết trẻ em đều dương tính với sốt rét. Họ không có trạm xá, cũng không có bác sĩ. Chính vì vậy tuổi thọ trung bình của người Baka rất thấp, chỉ 49 tuổi.

Bộ tộc anh em một nhà lấy chung vợ để "tiết kiệm" đất ở Tây Tạng

Bộ tộc Mustang có 7.000 người sinh sống rải rác khắp khu vực rộng 2.000 km2 trong thung lũng sông Kali Ghandaki ở cao nguyên Tây Tạng hùng vĩ. Họ tự gọi là “Vùng đất của người Lo”.

Mustang (có nghĩa là "đồng bằng màu mỡ") nằm trên cao nguyên lộng gió giữa Tây Tạng và phần tây bắc Nepal, là một trong những vùng đất xa xôi, hẻo lánh, ít người tới nhất thế giới. Mặc dù có mối gắn kết chặt chẽ với tôn giáo, văn hóa và lịch sử Tây Tạng nhưng trên thực tế, vùng đất này lại thuộc sở hữu của Nepal.

Bộ tộc sống chung với rắn hổ mang, biết cách khiến chúng nghe lời

Theo BBC, người Vadi ở Ấn Độ nổi tiếng thế giới bởi kỹ năng nuôi và thuần phục rắn hổ mang. Những con rắn độc là nỗi kinh hoàng của nhiều người, trở nên hiền lành, biết nghe lời khi sống chung với người dân của bộ tộc này.

Bo toc song chung voi ran ho mang, biet cach khien chung nghe loi
Để làm cho những con rắn hổ mang hung dữ nghe lời, người Vadi sử dụng kỹ thuật thôi miên bằng những tiếng kèn. Khi bị thôi miên, rắn hổ mang sẽ dựng đứng, phồng má, lắc lư theo nhạc điệu của “nghệ sĩ”.