Bộ Quốc phòng Nhật Bản khẳng định duy trì tập trận chung với Mỹ

Bộ Trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera ngày 19/6 cho biết, các cuộc tập trận chung của giữa Mỹ và Nhật Bản vẫn sẽ tiếp tục diễn ra theo kế hoạch và không chịu tác động từ tình hình trên bán đảo Triều Tiên.

Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và Hàn Quốc đã quyết định dừng cuộc tập trận chung trên Bán đảo Triều Tiên sau thành công của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera (giữa). Ảnh: Alchetron.
  Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera (giữa). Ảnh: Alchetron.
Phát biểu với báo chí, Bộ trưởng Itsunori Onodera khẳng định: “Không có bất cứ thay đổi nào đối với các cuộc tập trận bên ngoài Bán đảo Triều Tiên. Trong cuộc đối thoại với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, chúng tôi tái khẳng định sẽ tiến hành đầy đủ cuộc tập trận chung Mỹ-Nhật như trước đây”.

Ông Onodera cho biết các cuộc tập trận chung là trụ cột quan trọng nhằm đảm bảo an ninh, hòa bình trong khu vực, đồng thời nhấn mạnh Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với cả Mỹ và Hàn Quốc. Theo vị quan chức này, nhiều khả năng Triều Tiên sẽ không tiến hành các hoạt động “khiêu khích” khi đang đàm phán với Mỹ, tuy nhiên Nhật Bản vẫn cần theo dõi chặt chẽ mọi động thái cho đến khi Bình Nhưỡng tiến hành các bước đi thiết thực hướng tới phi hạt nhân hóa.

Trước đó cùng ngày, cả Mỹ và Hàn Quốc đều cho biết đã hoãn cuộc tập trận chung thường niên có tên gọi “Người bảo vệ Tự do Ulchi”, dự kiến diễn ra trên Bán đảo Triều Tiên vào tháng 8 tới. Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết thêm, quyết định này sẽ không ảnh hưởng đến các cuộc tập trận khác trên Thái Bình Dương, bên ngoài Bán đảo Triều Tiên.

Hôm 13/6 vừa qua, Bộ trưởng Onodera bày tỏ lo ngại về kế hoạch của Tổng thống Mỹ hoãn tập trận chung với Hàn Quốc, nhấn mạnh, cuộc tập trận chung giữa hai quốc gia này cũng như sự hiện diện của lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc đóng vai trò quan trọng đối với an ninh khu vực Đông Bắc Á.

Mục kích lính Mỹ-Hàn tập trận mùa đông dưới cái lạnh ở Pyeongchan

Bất chấp thời tiết giá lạnh dưới mức 0 độ C, các đơn vị đặc nhiệm Mỹ và Hàn Quốc vẫn thực hiện cuộc diễn tập tác chiến chung tại Pyeongchan, Hàn Quốc.

Theo đó có khoảng 400 Thủy quân Lục chiến Mỹ - Hàn đến từ các đơn vị tinh nhuệ nhất của liên minh này đã tham gia đợt diễn tập chiến thuật tại vùng Pyeongchan thuộc tỉnh Gangwon, Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Reuter.
Theo đó có khoảng 400 Thủy quân Lục chiến Mỹ - Hàn đến từ các đơn vị tinh nhuệ nhất của liên minh này đã tham gia đợt diễn tập chiến thuật tại vùng Pyeongchan thuộc tỉnh Gangwon, Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Reuter.
Đợt diễn tập tác chiến tại Pyeongchan của liên quân Mỹ-Hàn còn là nhầm chuẩn bị cho công tác an ninh cho Thế vận hội Mùa đông 2018 sẽ diễn ra vào tháng 2 tới cũng tại khu vực này.
Đợt diễn tập tác chiến tại Pyeongchan của liên quân Mỹ-Hàn còn là nhầm chuẩn bị cho công tác an ninh cho Thế vận hội Mùa đông 2018 sẽ diễn ra vào tháng 2 tới cũng tại khu vực này.

Chiến tranh Triều Tiên và những điều không phải ai cũng biết

(Kiến Thức) - Dù ngưng tiếng súng từ ngày 27/7/1953, nhưng trên thực tế chiến tranh chưa bao giờ kết trên bán đảo Triều Tiên, điều này biến Chiến tranh Triều Tiên thành một trong những cuộc chiến kéo dài nhất lịch sử thế giới.

Trong những mốc son đáng nhớ của cuộc chiến tranh Triều Tiên, ít ai nhớ tới cái mốc tháng 5/1945 - tức là ngay sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc ở châu Âu, Triều Tiên chính thức bị chia đôi bởi vĩ tuyến 38.Nguồn ảnh: Theatlantic.
Trong những mốc son đáng nhớ của cuộc chiến tranh Triều Tiên, ít ai nhớ tới cái mốc tháng 5/1945 - tức là ngay sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc ở châu Âu, Triều Tiên chính thức bị chia đôi bởi vĩ tuyến 38.Nguồn ảnh: Theatlantic.