Bộ KH&ĐT lý giải nguyên nhân nhà thầu TQ trúng thầu nhiều ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Theo Bộ KH&ĐT việc nhà thầu Trung Quốc trúng thầu nhiều ở Việt Nam là do để vay vốn Trung Quốc thì Việt Nam phải chấp nhận nhà thầu Trung Quốc thực hiện gói thầu như một điều kiện vay.

Trả lời kiến nghị của cử tri Đà Nẵng về việc, nhiều dự án trong nước do nhà thầu Trung Quốc thực hiện có chất lượng rất kém, việc triển khai thi công chậm làm đội vốn dự án cao, khiến dư luận rất bức xúc, Bộ KH&ĐT thừa nhận, thời gian qua có nhiều nhà thầu Trung Quốc trúng thầu các dự án của Việt Nam, trong quá trình thực hiện đã xuất hiện một số tình trạng như: thi công chậm tiến độ; chất lượng của hàng hóa, công trình sau khi hoàn thành không cao, xuống cấp nhanh sau khi hết hạn bảo hành...
Bộ KH&ĐT đã phân tích một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhà thầu Trung Quốc trúng thầu nhiều ở Việt Nam là do sử dụng vốn vay của Trung Quốc. Trong khi đó để vay vốn Trung Quốc thì Việt Nam phải chấp nhận nhà thầu Trung Quốc thực hiện gói thầu như một điều kiện vay.
Bo KH&DT ly giai nguyen nhan nha thau TQ trung thau nhieu o Viet Nam
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được thực hiện bởi nhà thầu Trung Quốc. 
Bộ KH&ĐT cũng nhìn nhận, chất lượng lập, phê duyệt dự án còn thấp, chưa xác định được một cách tương đối chính xác về công nghệ, khối lượng cũng như tổng mức đầu tư của dự án dẫn đến phát sinh khối lượng khi thực hiện.
Cùng với đó, việc phê duyệt tổng mức đầu tư thấp dẫn đến các nhà thầu chào công nghệ tiên tiến, xuất xứ từ các quốc gia phát triển đều không trúng thầu do vượt tổng mức đầu tư; chất lượng công tác lập hồ sơ mời thầu của các chủ đầu tư còn yếu, chưa đưa ra được rào cản kỹ thuật để loại nhà thầu Trung Quốc.
Bộ KH&ĐT cũng cho rằng, do hạn chế về năng lực, kinh nghiệm nên trong hồ sơ mời thầu, các chủ đầu tư Việt Nam chưa đưa ra được rào cản kỹ thuật để loại bỏ những hàng hóa có chất lượng thấp; chưa đưa ra được công thức xác định giá đánh giá phù hợp nhằm lựa chọn được các nhà thầu có thực lực, có kỹ thuật tốt và có đề xuất cạnh tranh về giá.
Trong khi đó, Luật đấu thầu năm 2005 và Luật đấu thầu năm 2013 (thay thế Luật đấu thầu năm 2005) không quy định chọn thầu theo giá rẻ mà chỉ quy định những nhà thầu đã được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật mới được xem xét, xác định giá đánh giá. Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, có giá đánh giá thấp nhất mới được xem xét, đề nghị trúng thầu).
Để nhằm hạn chế và dần khắc phục tình trạng nhà thầu Trung Quốc trúng thầu, Bộ KH&ĐT cho rằng, Việt Nam phải tự chủ về vốn, tránh việc vay vốn Trung Quốc quá nhiều.
Cùng với đó, người có thẩm quyền, chủ đầu tư phải nâng cao ý thức, trách nhiệm, năng lực trong việc tổ chức lập, phê duyệt dự án, đặc biệt là những dự án/gói thầu phải tổ chức đấu thầu quốc tế, trong đó tổng mức đầu tư của dự án phải phù hợp với công nghệ và xuất xứ của hàng hóa, thiết bị mong muốn;
Các chủ đầu tư phải nâng cao năng lực, đạo đức và trách nhiệm khi thực thi nhiệm vụ để bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật về đấu thầu góp phần lựa chọn được nhà thầu đáp ứng yêu cầu.
Đặc biệt phải tuân thủ quy định như: bắt buộc nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu tại Việt Nam phải liên danh hoặc sử dụng thầu phụ Việt Nam; không được sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện các công việc mà lao động Việt Nam có thể đảm nhiệm được (trừ những công việc đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật cao); ưu tiên cho nhà thầu nước ngoài dành nhiều công việc cho nhà thầu Việt Nam; quy định nội dung đánh giá về uy tín của nhà thầu trong việc thực hiện các hợp đồng trước đó.
Theo đó, trường hợp nhà thầu tham dự thầu đã có lịch sử không hoàn thành hợp đồng do lỗi của mình thì sẽ bị đánh giá là không bảo đảm uy tín và hồ sơ dự thầu của nhà thầu sẽ bị loại...

Khốn khổ với phía Trung Quốc: Bộ trưởng sốt ruột, chủ tịch lo

Chậm tiến độ, đội vốn, kém hiệu quả... là những “đặc trưng” của những dự án gặp rắc rối vì liên quan đến nhà thầu Trung Quốc.

Chậm tiến độ, đội vốn, kém hiệu quả... là những “đặc trưng” của những dự án gặp rắc rối vì liên quan đến nhà thầu Trung Quố. Vì đâu, những dự án có nhà thầu Trung Quốc thường lâm cảnh “đầu xuôi đuôi không lọt”?
Đại dự án rắc rối với nhà thầu Trung Quốc

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Dân đi vì hiếu kỳ... chưa thể giảm ùn tắc?

(Kiến Thức) - “Nếu không có kết nối, khoảng nửa tháng đầu người dân hiếu kỳ sẽ đi đông (khoảng 70%), vài 3 tháng sau chỉ còn khoảng 40-50% người đi, đường sắt trên cao chưa thể ngay lập tức giảm được ùn tắc giao thông” - TS. Nguyễn Xuân Thủy nói.

Mới đây, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được vận hành chạy thử trong khoảng 2 giờ đồng hồ. Buổi chạy thử có sự tham gia của rất nhiều phóng viên báo chí, truyền hình.
Đa phần, nhiều người tham gia buổi vận hành chạy thử đều có đánh giá tích cực về tuyến đường sắt trên cao. Anh Minh Đức - người dân được trải nghiệm tàu trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông cho biết: “Tốc độ tàu chạy 65km/h, trung bình 32 km/h. Tàu đi từ ga Yên Nghĩa (Hà Đông) đến Cát Linh, tổng thời gian chạy hết toàn tuyến là 30 phút, bao gồm thời gian trả khách và đón khách tại 12 điểm dừng.
Nếu di chuyển bằng xe máy cùng chặng đường như vậy thì có lẽ phải mất cả giờ đồng hồ. Tôi kỳ vọng tàu sớm vận hành thương mại để giảm ùn tắc giao thông.”
Duong sat Cat Linh - Ha Dong: Dan di vi hieu ky... chua the giam un tac?
Đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) chật kín phương tiện giao thông giờ cao điểm. 
Chung nhận định với anh Minh Đức, nhiều người trải nghiệm cũng bày tỏ kỳ vọng dự án sẽ sớm vận hành thương mại để giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông của Hà Nội hiện nay.
PV Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Xuân Thủy - nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông Vận tải xung quanh vấn đề này.
- Người dân thủ đô đang rất kỳ vọng dự án đường sắt trên cao sớm vận hành thương mại để góp phần làm giảm ùn tắc giao thông? Theo ông liệu nó có giúp giảm ùn tắc giao thông?
Dự án này không phải là một đột phá ghê gớm. Bởi đường sắt trên cao là tuyến đường độc đạo, chạy cố định và chạy đúng giờ, tốc độ cao và nó ở trên cao nên không vướng vào ùn tắc giao thông nên mọi người đang đi dưới đường bộ quen rồi khi ngồi trên đó sẽ có cảm giác thoáng đãng. Tất nhiên, nó sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông, nhưng chỉ phần nào đó thôi. Còn nói nó sẽ làm hết ùn tắc giao thông thì chưa thể ngay và luôn được.
Khi đưa vào sử dụng, với những người dân sinh sống, làm việc… ở cách các trạm dừng lên – xuống của tàu khoảng 1km trở lại thì họ đi tàu Cát Linh – Hà Đông rất thuận tiện.
Tuy nhiên, vẫn cần phải có sự kết nối giữa các loại hình giao thông thật tốt, ví dụ như trạm xe buýt, taxi, phương tiện cá nhân… để những người đi tàu trên cao khi xuống họ có thể di chuyển đến nơi cần đến thì tàu mới thu hút được nhiều người sử dụng.
Trường hợp đường sắt trên cao có kết nối với hạ tầng và các loại hình vận tải công cộng yếu thì khoảng nửa tháng đầu thì người dân hiếu kỳ sẽ đi đông (khoảng 70%).
Sau đó, sẽ giảm dần còn 50% rồi 40% và thấp nữa. Tôi dự đoán khoảng sau 3 tháng số người dùng phương tiện sẽ giảm. Những người sử dụng là người có nhà, chỗ làm… gần tuyến đường sắt trên cao. Còn những người ở xa tuyến Cát Linh – Hà Đông sẽ tiếp tục đi với phương tiện cá nhân của họ.