Biến thể Su-30MK, Su-30MK2 của Việt Nam khác gì nhau?

(Kiến Thức) - Sự khác biệt chủ yếu giữa 2 biến thể Su-30MK và Su-30MK2 của Việt Nam là nằm ở hệ thống điện tử.

Su-30MK là biến thể dành cho xuất khẩu của Su-30M được giới thiệu lần đầu vào năm 1993. Tiêm kích này được phát triển trên cơ sở biến thể huấn luyện chiến đấu Su-27UB hai chỗ ngồi.
Nó được đánh giá là mẫu tiêm kích xuất khẩu thành công nhất của Nga hiện nay, Su-30MK đã được xuất khẩu rộng rãi cho không quân 10 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Năm 2003, Việt Nam ký hợp đồng mua 4 chiếc tiêm kích Su-30MK và nhận đủ trong năm 2004. Từ năm 2009, Việt Nam mới ký hợp đồng mua các biến thể cải tiến Su-30MK2.
Bốn chiếc Su-30 đầu tiên có mặt trong Không quân Nhân dân Việt Nam thuộc biến thể Su-30MK.
 Bốn chiếc Su-30 đầu tiên có mặt trong Không quân Nhân dân Việt Nam thuộc biến thể Su-30MK.
Dòng Su-30MK được sản xuất nhiều biến thể với những thay đổi chủ yếu trong hệ thống điện tử theo yêu cầu (bí mật) của khách hàng. Rất khó để có những thông số chính xác để tìm ra điểm khác biệt giữa Su-30MK và Su-30MK2 của Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu dựa vào thông số kỹ thuật đã được tiết lộ của mẫu Su-30MK2 được xuất khẩu cho Trung Quốc (nước này mua biến thể Su-30MK2 từ năm 2004) thì có thể nhận ra được một số điểm khác biệt đáng kể chủ yếu tồn tại trong hệ thống điện tử.
Theo đó, Su-30MK sử dụng máy tính điều khiển MVK còn Su-30MK2 dùng máy tính điều khiển MVK-RL với dung lượng lớn hơn, tốc độ tính toán nhanh hơn. Su-30MK được trang bị hệ thống thông tin liên lạc TKS-2 C3 còn Su-30MK2 dùng hệ thống thông tin liên lạc kỹ thuật số TSIMSS-1.
Về thiết kế buồng lái, Su-30MK được trang bị 2 màn hình LCD đa chức năng kích thước 178x127mm MFI9 ở buồng lái phía trước, buồng lái phía sau là 2 màn hình LCD 204x152mm MFI10. Còn Su-30MK2 được trang bị 4 màn hình LCD 158x211mm MFI 10 với cách bố trí tương tự như trên Su-30MK.
Đối với mũ bay trang bị cho phi công điều khiển, trong khi phi công lái Su-30MK dùng mũ bay tích hợp APS-PVD 21, thì phi công Su-30MK2 có mũ bay tích hợp Sura-K tiên tiến hơn.
Điểm khác biệt quan trọng và cũng là một trong những yếu tố góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu cho Su-30MK2 so với Su-30MK là hệ thống nhắm mục tiêu quang-điện gắn ngoài. Theo đó, Su-30MK2 có thể gắn thêm các hệ thống nhắm mục tiêu gắn ngoài như Sapan-E, hoặc hệ thống trinh sát điện tử gắn ngoài M400.
Su-30MK2 được thiết kế nghiêng về khả năng đánh biển.
 Su-30MK2 được thiết kế nghiêng về khả năng đánh biển.
Về radar điều khiển hỏa lực, Su-30MK được trang bị radar N001VEP với phạm vi tìm kiếm mục tiêu khoảng 100km. Còn thông tin về radar trên Su-30MK2 không thực sự rõ ràng.
Một số thông tin không chính thức trên các diễn đàn quân sự thì phạm vi tìm kiếm mục tiêu của radar trên Su-30MK2 khoảng 150km với các mục tiêu trên không, như vậy có thể dự đoán là loại radar Zuk-MS hoặc Zuk-MSE.
Về hệ thống điều khiển hỏa lực, Su-30MK được trang bị hệ thống phụ không đối không SUV-VE Mk1 còn Su-30MK2 sử dụng hệ thống phụ SUV-VEP Mk3.
Đối với tác chiến đối đất, Su-30MK dùng hệ thống phụ không đối đất SUV-P Mk1 còn Su-30MK2 sử dụng SUV-P Mk3. Một trong những tính năng nổi bật của Su-30MK2 là được thiết kế với khả năng đánh biển chuyên nghiệp. Xét về hiệu suất thì Su-30MK2 hoàn toàn vượt trội so với Su-30MK.
Các hệ thống còn lại như động cơ, tải trọng vũ khí, tầm bay, trần bay, tốc độ giữa Su-30MK và Su-30MK2 là tương đương nhau.
Tuy nhiên, trên đây là những thông số kỹ thuật của các tiêm kích nước ngoài, thông số kỹ thuật của Su-30MK và Su-30MK2 của Việt Nam có thể có những khác biệt theo yêu cầu riêng.

Khám phá “người vận chuyển” Su-30MK2 tới Việt Nam

Trong các hợp đồng bán vũ khí cho Việt Nam nói riêng và tất cả các nước khác nói chung, sau khi hoàn tất việc thử nghiệm vũ khí, phía Nga sẽ có trách nhiệm vận chuyển tới quốc gia đặt mua. Trường hợp hợp đồng mua Su-30MK2 của Việt Nam cũng vậy, sau khi hoàn tất thử nghiệm phía Nga sẽ dùng máy bay vận tải chở những chiếc Sukhoi tới Việt Nam.
Trong các hợp đồng bán vũ khí cho Việt Nam nói riêng và tất cả các nước khác nói chung, sau khi hoàn tất việc thử nghiệm vũ khí, phía Nga sẽ có trách nhiệm vận chuyển tới quốc gia đặt mua. Trường hợp hợp đồng mua Su-30MK2 của Việt Nam cũng vậy, sau khi hoàn tất thử nghiệm phía Nga sẽ dùng máy bay vận tải chở những chiếc Sukhoi tới Việt Nam.

Để đưa những kiện hàng cỡ lớn nặng tới vài chục tấn như vậy, phía Nga sẽ dùng máy bay vận tải quân sự lớn thứ 2 thế giới, đồng thời là lớn nhất nước này Antonov An-124 Ruslan. Trong ảnh là chiếc Su-30MK2 của Việt Nam đang được chuyển từ trong khoang hàng của chiếc An-124 sau khi hạ cánh xuống sân bay.
 Để đưa những kiện hàng cỡ lớn nặng tới vài chục tấn như vậy, phía Nga sẽ dùng máy bay vận tải quân sự lớn thứ 2 thế giới, đồng thời là lớn nhất nước này Antonov An-124 Ruslan. Trong ảnh là chiếc Su-30MK2 của Việt Nam đang được chuyển từ trong khoang hàng của chiếc An-124 sau khi hạ cánh xuống sân bay.

An-124 Ruslan là máy bay vận tải chiến lược, siêu nặng do Cục thiết kế Antonov phát triển và được nhà máy Aviastar-SP sản xuất. Máy bay được đưa vào sử dụng năm 1986, phục vụ cho mục đích quân sự và dân sự.
An-124 Ruslan là máy bay vận tải chiến lược, siêu nặng do Cục thiết kế Antonov phát triển và được nhà máy Aviastar-SP sản xuất. Máy bay được đưa vào sử dụng năm 1986, phục vụ cho mục đích quân sự và dân sự.

An-124 Ruslan được coi là máy bay vận tải lớn thứ 2 thế giới (lớn nhất là chiếc An-225) đang hoạt động trên thế giới. Máy bay có kích cỡ “khủng” với chiều dài 68,96m, sải cánh 73,3m, cao 20,78m, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 405 tấn.
An-124 Ruslan được coi là máy bay vận tải lớn thứ 2 thế giới (lớn nhất là chiếc An-225) đang hoạt động trên thế giới. Máy bay có kích cỡ “khủng” với chiều dài 68,96m, sải cánh 73,3m, cao 20,78m, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 405 tấn.

An-124 Ruslan có tải trọng chở hàng tới 150 tấn với các cửa khoang hàng được mở từ phía mũi và phía đuôi.
An-124 Ruslan có tải trọng chở hàng tới 150 tấn với các cửa khoang hàng được mở từ phía mũi và phía đuôi.

Khoang hàng hóa của An-124 có chiều dài 36m, rộng 6,4m và cao 4,4m. Kích thước này lớn hơn 20% so với khoang hàng của máy bay vận tải hạng nặng C-5 Galaxy của Mỹ. Trong ảnh là cửa đuôi khoang hàng máy bay với cầu thang và 2 cánh cửa lớn.
Khoang hàng hóa của An-124 có chiều dài 36m, rộng 6,4m và cao 4,4m. Kích thước này lớn hơn 20% so với khoang hàng của máy bay vận tải hạng nặng C-5 Galaxy của Mỹ. Trong ảnh là cửa đuôi khoang hàng máy bay với cầu thang và 2 cánh cửa lớn.

Với khả năng mang tải cực lớn, An-124 Ruslan được nhiều nước trên thế giới (gồm cả Mỹ và phương Tây) “nhờ vả” giúp chuyển kiện hàng cỡ lớn. Trong ảnh là tàu ngầm cứu hộ lặn sâu của Hải quân Mỹ đang được đưa vào khoang hàng chiếc An-124.
Với khả năng mang tải cực lớn, An-124 Ruslan được nhiều nước trên thế giới (gồm cả Mỹ và phương Tây) “nhờ vả” giúp chuyển kiện hàng cỡ lớn. Trong ảnh là tàu ngầm cứu hộ lặn sâu của Hải quân Mỹ đang được đưa vào khoang hàng chiếc An-124.

Phần thân máy bay chở khách Airbus A380 được đưa vào khoang hàng An-124.
Phần thân máy bay chở khách Airbus A380 được đưa vào khoang hàng An-124.

Chiếc Su-30MK của Không quân Indonesia được vận chuyển bằng An-124.
Chiếc Su-30MK của Không quân Indonesia được vận chuyển bằng An-124.

Buồng lái có phần “giản dị” của máy bay vận tải lớn thứ 2 thế giới.
Buồng lái có phần “giản dị” của máy bay vận tải lớn thứ 2 thế giới.

Với kích cỡ “khủng”, trọng lượng lớn nên An-124 được trang bị bộ bánh đáp đồ sộ.
Với kích cỡ “khủng”, trọng lượng lớn nên An-124 được trang bị bộ bánh đáp đồ sộ.

Để nâng khối kim loại nặng tới 405 tấn, An-124 trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực rất khỏe Ivechenko Progress D-18T.
Để nâng khối kim loại nặng tới 405 tấn, An-124 trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực rất khỏe Ivechenko Progress D-18T.

Động cơ D-18T cho phép máy bay đạt tốc độ tới 865km/h, tầm bay 5.400km, trần bay 12.000km.
Động cơ D-18T cho phép máy bay đạt tốc độ tới 865km/h, tầm bay 5.400km, trần bay 12.000km.

Việc điều khiển chiếc máy bay khổng lồ này chỉ cần phi hành đoàn 4-6 người (gồm 2 phi công, hoa tiêu, 2 kỹ sư hàng không, phụ trách thông tin liên lạc).
Việc điều khiển chiếc máy bay khổng lồ này chỉ cần phi hành đoàn 4-6 người (gồm 2 phi công, hoa tiêu, 2 kỹ sư hàng không, phụ trách thông tin liên lạc).

Những chiếc Su-30MK2 khi được vận chuyển đều được tháo bộ phận cánh, động cơ. Sau khi đưa tới Việt Nam, chúng được phía Sukhoi lắp ráp, kiểm tra và bay thử nghiệm.
Những chiếc Su-30MK2 khi được vận chuyển đều được tháo bộ phận cánh, động cơ. Sau khi đưa tới Việt Nam, chúng được phía Sukhoi lắp ráp, kiểm tra và bay thử nghiệm.

Tiêm kích đa năng Su-30MK2 tung cánh trên bầu trời Việt Nam.
Tiêm kích đa năng Su-30MK2 tung cánh trên bầu trời Việt Nam.

Ngắm “mắt thần” tên lửa vác vai FN-6 Trung Quốc

(Kiến Thức) - Công nghệ quốc phòng Trung Quốc mới giới thiệu tại triển lãm vũ khí Bắc Kinh mẫu radar có thể chỉ thị mục tiêu cho tên lửa vác vai.

Tại Bắc Kinh vừa diễn ra triển lãm radar quốc tế năm 2013 (ngày 16-18/10). Đây là triển lãm thường niên tổ chức 2 năm/1 lần từ năm 2001 trưng bày sản phẩm thiết kế radar ở Trung Quốc và trên thế giới.
  Tại Bắc Kinh vừa diễn ra triển lãm radar quốc tế năm 2013 (ngày 16-18/10). Đây là triển lãm thường niên tổ chức 2 năm/1 lần từ năm 2001 trưng bày sản phẩm thiết kế radar ở Trung Quốc và trên thế giới.