Bị phản ứng vì chọc ghẹo cô gái, thanh niên đập phá quán ăn

Theo nhiều nguồn tin, người đàn ông vào quán ăn và chọc ghẹo một số cô gái, sau đó bị phản ứng lại nên đập phá quán và đe dọa cả nhân viên.

Bị phản ứng vì chọc ghẹo cô gái, thanh niên đập phá quán ăn

Ngày 16/2, Công an phường 13, quận Tân Bình (TP HCM) đang phối hợp với các đơn vị liên quan làm rõ vụ đập phá quán gà.

Theo anh T (chủ quán gà tần Gia Bảo, đường Cộng Hòa), hơn 0 giờ cùng ngày, người đàn ông tên P  ghé quán gà của anh để mua gà về. Lúc chờ lấy đồ ăn, P ngồi đợi ở bàn và có chọc ghẹo cô gái tên D.N.A (17 tuổi) đang ngồi gần.

Lúc này, N.H.H (18 tuổi, nhân viên quán gà và là bạn trai của A) thấy bạn gái bị "chọc ghẹo" nên phản ứng.

Sau đó, P bực tức đã chửi bới, xô đẩy H. Tiếp đó, P. dùng vật dụng quán ném về phía H, A và cầm ghế ném vào cửa quán.

Sau sự việc, Công an phường 13, quận Tân Bình đã đưa những người liên quan để lấy lời khai, làm rõ.

Bi phan ung vi choc gheo co gai, thanh nien dap pha quan an
Công an đã ghi nhận hiện trường, lấy lời khai người liên quan để xử lý. Ảnh: HT 

Chủ quán cho biết A bị ném ly vào đầu và sưng. Một kính cường lực của quán bị bể.

Hai tài xế đánh nhau, đập phá xe tải của nhau ở Bình Chánh

Hai người đàn ông dùng cây sắt, gạch đá đánh nhau, đập phá xe tải khiến khu vực náo loạn ở xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh.

Hai tài xế đánh nhau, đập phá xe tải của nhau ở Bình Chánh

Công an Hà Nội cảnh báo thủ đoạn giả danh nhân viên điện lực

Mặc dù Công an TP Hà Nội đã cảnh báo về thủ đoạn giả danh nhân viên điện lực gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên, nhiều người vẫn chủ quan mà mắc bẫy các đối tượng.

Thủ đoạn của các đối tượng là gọi điện tới các hộ gia đình thông báo sắp bị cắt điện vì chưa thanh toán tiền điện. Nếu người dân trao đổi đã thanh toán tiền điện, sẽ có "nhân viên phòng kĩ thuật" gọi điện lại với lý do điều chỉnh dữ liệu trên hệ thống.
Cong an Ha Noi canh bao thu doan gia danh nhan vien dien luc
Ảnh minh họa. 

Vì sao đường sắt đô thị cần cơ chế đặc thù?

Thực tiễn cho thấy cần có cơ chế mạnh, vượt trội để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP HCM.

Phóng viên: Ông có thể giải thích vì sao cần có những chính sách đặc thù để phát triển các dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP HCM?

- Ông TRẦN VĂN LÂM, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội: Các dự án đường sắt đô thị có quy mô vốn rất lớn. Vì vậy, việc huy động, bố trí nguồn vốn đáp ứng được nhu cầu là rất khó khăn. Bên cạnh đó, thời gian triển khai các dự án cũng rất dài, nhiều dự án có thể kéo dài đến hàng chục năm theo yêu cầu. Trong thời gian dài như vậy, các cơ chế, chính sách sẽ có sự thay đổi, biến động khiến việc triển khai sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Vi sao duong sat do thi can co che dac thu?
 Ông TRẦN VĂN LÂM, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội
Thực tế vừa qua cũng cho thấy việc thực hiện các dự án đường sắt đô thị của Hà Nội và TP HCM đều gặp vướng mắc, bị kéo dài thời gian, chậm tiến độ, dẫn đến đội vốn, giảm hiệu quả. Rút kinh nghiệm từ các dự án đã và đang triển khai, Hà Nội và TP HCM đã đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù về huy động vốn, thủ tục đầu tư, quy hoạch, thiết kế, nguồn nhân lực... trong thực hiện các dự án đường sắt đô thị. Đây đều là những lĩnh vực, vấn đề đang vướng mắc, đã nảy sinh hoặc rất dễ nảy sinh vướng mắc. Hai địa phương đề xuất những cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ những vấn đề phát sinh là rất hợp lý.

Chúng ta đang triển khai các dự án lớn như đường bộ cao tốc Bắc - Nam, có chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Tại kỳ họp bất thường lần thứ 9 này, Quốc hội cũng bàn về chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Việc Chính phủ, bộ, ngành, địa phương đề xuất những cơ chế, chính sách đặc thù để tạo điều kiện cho việc triển khai các dự án được thông suốt là cần thiết - bao gồm xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP HCM.

Làm đường sắt đô thị cần nguồn lực về vốn rất lớn. Vậy làm sao để huy động được nguồn lực từ xã hội, từ các doanh nghiệp tư nhân trong nước tham gia một phần?

- Đất nước đang trên đà phát triển, các nguồn lực rất nhiều nhưng vấn đề là cần chính sách để huy động.

Trong đó, phải kể đến nguồn lực ngân sách khi thu ngân sách hằng năm đều vượt thu hơn 10% và mấy năm qua, tổng thu ngân sách vượt đến hàng triệu tỉ đồng. Nguồn lực này rất lớn nhưng phân bổ, bố trí sử dụng như thế nào là điều đáng lưu tâm bởi hiện nay, chúng ta đang ưu tiên giảm bội chi, không được phép đầu tư. Cần chính sách cho phép ưu tiên sử dụng nguồn thu ngân sách vào đầu tư công trình, dự án lớn. Đây là điểm khác biệt, thay đổi so với quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước và phải được Quốc hội cho phép để thực hiện.

Vi sao duong sat do thi can co che dac thu?-Hinh-2
Phát triển đường sắt đô thị hiện đại, đồng bộ không chỉ giải quyết nhu cầu vận tải mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: HOÀNG TRIỀU 

Với mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD), để huy động các nguồn lực tập trung, số tiền thu được từ các quỹ đất cần được ưu tiên bố trí sử dụng cho các dự án này. Đây cũng là một kênh huy động nguồn lực quan trọng.

Về thứ tự ưu tiên của các dự án, phải làm sao để hạn chế việc đầu tư dàn trải, dồn vốn cho các dự án đường sắt đô thị. Vấn đề này cần được định hướng khi bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn hay kế hoạch hằng năm.

Còn với các nguồn lực của tư nhân, cần có chính sách để huy động, thu hút. Nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn hoàn toàn có thể làm được các dự án lớn hoặc tham gia từng cấu phần của dự án. Chẳng hạn, có thể thu hút đầu tư tư nhân thông qua mô hình TOD, phương thức đối tác công - tư (PPP). Tuy nhiên, cần tháo gỡ nhiều vướng mắc liên quan hình thức PPP vì sau khi Luật Đầu tư theo phương thức PPP có hiệu lực, các dự án không thể triển khai được. Điều này chứng tỏ các quy định của luật chưa thực sự hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư tư nhân vào các lĩnh vực nói chung cần phải thu hút, đặc biệt là đầu tư hạ tầng.

Còn với nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài thì sao, thưa ông?

- Chính phủ cũng huy động vốn đầu tư nước ngoài hay từ kênh trái phiếu cho các dự án, công trình lớn. Chúng ta có quy định trần nợ công nhưng cần quy định mức trần phù hợp theo hướng nới rộng hơn.

Khi tăng cường đầu tư, "tung" một lượng tiền lớn ra nền kinh tế thì lúc đó, các chỉ số về lạm phát, bội chi, nợ công, nợ địa phương, nợ Chính phủ... cũng phải có sự điều chỉnh cho phù hợp. Những chỉ tiêu này đã được Quốc hội thông qua nhưng cần xem xét, tính toán lại, coi đó như là một chính sách đặc thù trong tổng thể các chính sách, cơ chế đặc thù để huy động các nguồn lực phục vụ xây dựng các công trình, dự án lớn của địa phương, quốc gia. 
6 nhóm chính sách đặc thù

Tại kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 9, Chính phủ đã có tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP HCM.

Dự thảo gồm 11 điều, quy phạm hóa 6 nhóm chính sách đặc thù, đặc biệt, gồm: huy động vốn; trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư; phát triển đô thị theo mô hình TOD; phát triển công nghiệp đường sắt, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; chính sách vật liệu xây dựng và bãi đổ thải.

Với nhóm chính sách về huy động vốn, Chính phủ đề xuất cơ chế Thủ tướng được quyết định bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn hằng năm cho địa phương; sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương hằng năm và các nguồn hợp pháp khác mà không phải theo thứ tự ưu tiên; huy động vốn ODA, vốn vay ưu đãi mà không phải lập đề xuất. HĐND thành phố có trách nhiệm bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm; vốn ngân sách địa phương, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi, nguồn vốn hợp pháp khác. UBND thành phố được bố trí vốn để triển khai trước một số công việc phục vụ dự án (chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng...).

Với nhóm chính sách về trình tự, thủ tục đầu tư, dự án đường sắt đô thị sẽ không phải lập, thẩm định quyết định chủ trương đầu tư mà được thực hiện ngay thủ tục lập, thẩm định, quyết định đầu tư. UBND thành phố được quyết định việc phân chia dự án thành các dự án thành phần, tiểu dự án; gia hạn thời gian thực hiện nhưng không làm tăng tổng mức đầu tư; chỉ định thầu các gói thầu tư vấn, xây lắp và nhà đầu tư, được ứng trước ngân sách...

Đối với TP HCM, dự thảo nghị quyết đưa ra các quy định áp dụng riêng. Cụ thể, thành phố được thu và sử dụng tiền thu trong khu vực TOD; huy động vốn thông qua các khoản vay phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; được tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất để chỉnh trang, phát triển đô thị.

Vĩnh Long: Liên danh 2 thành viên trúng gói thầu xây lắp hơn 2,6 tỷ đồng

Liên danh Công ty Minh Thông và Tín Nghĩa vừa trúng gói thầu xây lắp, thuộc dự án nâng cấp hệ thống thủy lợi Mỹ Lộc - Mỹ Thạnh Trung -Long Phú - Song Phú, huyện Tam Bình, hơn 2,6 tỷ đồng …

Một mình dự thầu và trúng thầu

Theo thông tin đăng tải công khai trên mạng đấu thầu Quốc gia (muasamcong.mpi.gov.vn), ngày 12/02/2025, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Long ban hành Quyết định số KQ2400583509_2502120901, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu qua mạng của gói thầu Gói số 6: Thi công hoàn trả hạ tầng kỹ thuật hệ thống cấp nước phục vụ thi công gói thầu xây lắp số 1, thuộc Dự án nâng cấp hệ thống thủy lợi Mỹ Lộc - Mỹ Thạnh Trung - Long Phú - Song Phú, huyện Tam Bình.

Lộ diện đối thủ Galaxy S24 Ultra, được mệnh danh "vua gaming tầm trung"

Được trang bị màn hình OLED 6,67 inch, vi xử lý Dimensity 8300-Ultra, RAM 12GB và bộ nhớ tối đa 512GB, POCO X6 Pro đáp ứng tốt mọi nhu cầu sử dụng, đặc biệt là chơi game.

Lo dien doi thu Galaxy S24 Ultra, duoc menh danh
POCO X6 Pro hiện có giá 8,49 triệu đồng, rẻ bằng 1/3 Galaxy S24 Ultra nhưng hiệu năng mạnh mẽ ngang flagship. (Ảnh: Xiaomi)