Bí mật thú vị sau phong bao lì xì không phải ai cũng biết

Vào dịp Tết nguyên đán, nhiều nơi có truyền thống tặng phong bao lì xì đỏ tươi cho người thân. Những bao lì xì này chứa tiền bên trong, nhưng ý nghĩa thực sự của nó không chỉ nằm ở những đồng tiền này.

Tầm quan trọng của phong bao lì xì không phải là những đồng tiền bên trong, ý nghĩa thực sự của nó nằm ở chiếc phong bao đỏ tươi. Màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng trong nền văn hóa tại nhiều nước châu Á.

1. Truyền thống tặng lì xì

Phong tục tặng phong bao lì xì đỏ bắt nguồn từ một số truyện cổ của Trung Quốc. Theo truyền thuyết kể lại, một con quỷ được gọi là 'Sui' thường tấn công những đứa trẻ khi chúng ngủ vào đêm giao thừa, và cha mẹ sẽ phải cố gắng để con cái họ thức suốt đêm để bảo vệ chúng.

Trong dịp năm mới, một đứa trẻ được cho tám đồng xu để khuyến khích nó thức suốt đêm. Nhưng đứa trẻ vẫn không thể mở mắt và cuối cùng ngủ thiếp đi với những đồng xu trên gối. Sui xuất hiện, nhưng khi nó chạm vào đứa trẻ, những đồng xu đã tạo ra một ánh sáng mạnh mẽ xua đuổi con quỷ đi. Ngày nay, lì xì tượng trưng cho sự may mắn, xua đuổi ma quỷ để đón một năm mới an lành.

2. Ai nhận lì xì?

Trong khi lì xì truyền thống thường dành cho trẻ em thì hiện nay, phong bao lì xì được trao cho tất cả mọi người, từ bạn bè, các thành viên trong gia đình, đồng nghiệp đến những người quen biết. Cha mẹ và ông bà sẽ nhận được phong bao lì xì chứa nhiều tiền nhất, ngoài ra nhân viên trong cùng công ty và cả những người quen bình thường cũng có thể tặng nhau.

3. Quy tắc tặng lì xì

Có các quy tắc và phong tục đối với việc tặng phong bao lì xì đỏ. Ví dụ, chỉ nên tặng các đồng tiền mới trong phong bao lì xì. Trong giai đoạn chuẩn bị đến năm mới, thường có hàng dài những người xếp hàng tại các ngân hàng để cố gắng đổi các tờ tiền cũ và nhàu nát lấy tiền mới vì quan niệm này.

4. Tránh số “4”

Số tiền trong phong bì màu đỏ không bao giờ bao gồm số 4 - nghĩa là không tặng số tiền là 4, 40 hoặc 400 do cách phát âm của số 4 trong tiếng Trung sẽ được liên tưởng đến cái chết. Tuy nhiên, số tiền bao gồm con số 8 sẽ mang lại may mắn và thịnh vượng.

5. Quy tắc nhận lì xì

Theo truyền thống, trẻ em sẽ quỳ xuống để nhận lì xì từ các thành viên lớn tuổi trong gia đình, và điều này vẫn được duy trì ở một số khu vực của các nước châu Á. Lì xì đỏ cũng luôn được trao và nhận bằng cả hai tay, và không bao giờ được mở ra trước sự hiện diện của người tặng.

6. Vượt qua biên giới

Truyền thống tặng lì xì đỏ đã vượt qua ranh giới văn hóa và tôn giáo, và việc tặng lì xì thậm chí đã trở thành một thông lệ trong ngày lễ Hồi giáo Eid al-Fitr trên khắp Đông Nam Á. Nó cũng được thực hiện rộng rãi bởi người di cư Trung Quốc và Đông Nam Á trên khắp thế giới, với các lễ kỷ niệm quy mô lớn ở London và New York. Phong bì đỏ đã đi ra toàn cầu!

Người dân cả thị trấn mừng tuổi nhau 43 triệu đồng

(Kiến Thức) - Cư dân ở thị trấn Phủ Điền, tỉnh Phúc Kiến, “xứng đáng” trở thành những người hào phóng nhất Trung Quốc khi lì xì khoản tiền lên tới 12.000 nhân dân tệ (gần 43 triệu đồng) cho người thân trong dịp Tết Nguyên đán năm nay.

Phong tục tặng phong bao lì xì trong dịp Tết Nguyên đán là truyền thống đã có từ lâu đời ở Trung Quốc. Theo tờ Bưu điện Buổi sáng Hoa Nam (SCMP), năm nay, mỗi người dân ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, đã để trung bình khoảng 3.500 nhân dân tệ (tương đương 12,5 triệu đồng) vào mỗi phong bao lì xì tặng những người thân yêu của họ.
Tuy nhiên, mức tiền lì xì trung bình của người dân Phúc Kiến vẫn còn “thua xa” so với cư dân tại riêng thị trấn Phủ Điền của tỉnh này.

Chú rể “chơi trội” thuê cả máy báy rải phong bì lì xì cho khách mời

Mặc dù rất khó khăn và tốn kém trong việc thuê trực thăng, xin đường bay, thế nhưng chú rể vẫn quyết ý làm bằng được, muốn cho vợ mình và một hôn lễ không bao giờ quên.

Trong một số đám cưới hiện đại, cô dâu chú rể có điều kiện sẽ chuẩn bị nhiều món lễ vật nhỏ để làm quà kỷ niệm cho các khách mời đến dự. Thông qua những món quà này, cô dâu chú rể muốn biểu thị sự cảm kích với khách mời đã lặn lội đường xa đến dự hôn lễ, chung vui với họ. Mới đây, trong một đám cưới xa xỉ ở Điếm Giang, Trùng Khánh, Trung Quốc, chú rể đã chơi trội, thuê hẳn một máy bay trực thăng rải phong bì lì xì cho khách mời, tạo ra một cơn mưa phong bì, gây xôn xao dư luận.