Bi kịch Rào Trăng, Trà Leng: Khi nào lương tri con người mới thức tỉnh?

Trước những bi kịch Rào Trăng, Trà Leng và cả những mất mát, hy sinh của những người lính trong thời bình, đến khi nào lương tri con người mới thức tỉnh?

Nỗi đau Rào Trăng chưa kịp nguôi ngoai. Tiếng khóc của những người phụ nữ mất chồng con - những người lính của Đoàn KT-QP 337 vẫn còn thổn thức. Miền Trung tang thương, miền Trung kiệt quệ.
Bi kich Rao Trang, Tra Leng: Khi nao luong tri con nguoi moi thuc tinh?
14 người hiện vẫn đang mất tích sau vụ lũ quét và sạt lở đất kinh hoàng tại nóc Ông Đề, thôn 1 xã Trà Leng. Nỗi đau này bao giờ mới nguôi ngoai. 
Vậy mà vẫn chưa đủ, cơn thịnh nộ của thiên nhiên lại tiếp tục giáng xuống dải đất vốn chưa bao giờ hết khốn khó. Thêm những trận lở đất kinh hoàng vùi nát ngôi làng bình yên của bà con dân tộc huyện miền núi Nam Trà Mỹ và Phước Sơn của tỉnh Quảng Nam, hàng chục người dân bị vùi lấp và mất tích. Những bản tin dồn dập về công tác cứu hộ cứu nạn, những thi thể được đưa ra khỏi đống bùn nhão nhoét, con số thương vong cứ tiếp tục tăng lên như thử thách sức chịu đựng của tất cả chúng ta. Hình ảnh cô học trò gục khóc bên nấm mồ cha mẹ như chạm đến trái tim của mỗi người, buốt nhói, trăn trở.
Giữa nỗi đau thảm họa, việc đầu tiên cần làm là xoa dịu nỗi đau, là quan tâm và sẻ chia khó khăn với bà con, nhưng cũng không còn sớm khi lật lại những câu hỏi dường như chưa bao giờ có được một câu trả lời thỏa về nguyên nhân và trách nhiệm. Tại sao những cánh rừng biến mất và vì đâu, nhiều dự án thủy điện được phê duyệt ở rừng phòng hộ, khu bảo tồn, nối tiếp nhau trên thượng nguồn một con sông nhỏ? Người ta nhắc nhiều đến lợi ích thủy điện mang lại nhưng lại lờ đi hình ảnh những cánh rừng bị cày xới, phá nát để nhường đất xây dựng nó.
Nhiều chuyên gia tính toán, để tạo ra 1 MW điện phải đánh đổi ít nhất 10 ha rừng. Trung bình mỗi dự án thủy điện được hình thành, sẽ có hơn 120 ha rừng bị xóa sổ. Vậy là khai thác gỗ giờ không trực diện mà “uyển chuyển”, “linh hoạt” thông qua những dự án chuyển đổi diện tích rừng được cho là nghèo để làm thủy điện, ồ ạt và “vượt tầm kiểm soát” ở nhiều địa phương. Đây mới thực là một vấn đề nhức nhối
Bi kich Rao Trang, Tra Leng: Khi nao luong tri con nguoi moi thuc tinh?-Hinh-2
 Rừng đang bị cạo trọc để làm thủy điện.
Phá hủy rừng để đạt tham vọng sẽ phải trả giá bằng những cơn thịnh nộ của đất trời. “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt” - Câu nói thấm đẫm triết lý của cha ông cho đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị.
Trước những bi kịch Rào Trăng, Trà Leng và cả những mất mát, hy sinh của những người lính trong thời bình, đến khi nào lương tri con người mới thức tỉnh?

Sạt lở đất, 17 công nhân mất tích: CĐT Thủy điện Rào Trăng 3 lên tiếng

Vị cổ đông sáng lập nắm giữ số lượng lớn cổ phần Công ty Đầu tư Thủy điện Rào Trăng 3 khẳng định sẽ lo cho con cái các công nhân tử nạn đến 18 tuổi.

Ngày 26/10, ông Lê Văn Hoa, một cổ đông sáng lập Công ty CP Thủy điện Rào Trăng 3 (chủ đầu tư thủy điện Rào Trăng 3 ở xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế), cho biết từ khi xảy ra sự cố sạt lở đất khiến 17 công nhân tại công trình này mất tích, công ty luôn phối hợp hết sức mình với lực lượng chức năng để tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. "Đó là một tổn thất vô cùng lớn mà chúng tôi không hề mong muốn" – ông Hoa cho biết.

Quảng Ngãi: Bão số 9 thiệt hại 4.500 tỷ, đề nghị trung ương hỗ trợ

(Kiến Thức) - Quảng Ngãi bị sập, tốc mái, hư hỏng, nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản, hoa màu bị thiệt hại nặng, ước tính thiệt hại gần 4.480 tỷ đồng do bão số 9. Tỉnh này đề nghị trung ương hỗ trợ 110 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão số 9.

Sáng 1/11, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, qua thống kê, cơn bão số 9 đã gây thiệt hại trên địa bàn tỉnh, ước tính 4.480 tỷ đồng. Tỉnh đang khẩn trương huy động tổng lực khắc phục thiệt hại, sớm ổn định đời sống người dân.
Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, thiệt hại nặng nhất là nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng, các công trình phục vụ sinh hoạt, sản xuất của người dân, công trình công cộng thiết yếu, các tuyến đê biển, sông bảo vệ các khu dân cư.