Bị cáo Trương Quý Dương bị đề nghị án 2,5 - 3 năm tù

(Kiến Thức) - Sáng 22/1, sau khi đại diện VKSND TP Hòa Bình đề nghị HĐXX tuyên án 2,5 - 3 năm tù với bị cáo Trương Quý Dương về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, ông Trương Quý Dương (cựu Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình) tự bào chữa.

Sau khi trình bày trước tòa, bị cáo Trương Quý Dương ủy quyền cho 3 luật sư tham gia tranh luận. Luật sư Huỳnh Phương Nam cho rằng VKS truy tố bị cáo Trương Quý Dương về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là chưa đủ căn cứ.
Bi cao Truong Quy Duong bi de nghi an 2,5 - 3 nam tu
Bị cáo Trương Quý Dương bị đề nghị án 2,5 - 3 năm tù. Ảnh Phi Hùng
Theo ông Nam, việc lập Đơn nguyên thận nhân tạo xuất phát từ nhu cầu của địa phương. Ban giám đốc bệnh viện nắm bắt mục đích đó, đã cùng ông Dương thành lập Đơn nguyên này để người dân được hưởng lợi, thay vì phải xuống Hà Nội chạy thận.
"Chủ trương lập Đơn nguyên là rất đúng đắn, đã được nhiều đơn vị trong bệnh viện và cả Sở Y tế tỉnh Hòa Bình chấp nhận, thông qua", luật sư nói và nhấn mạnh, Đơn nguyên chỉ là một bộ phận rất nhỏ trong bệnh viện, không có quy định cụ thể nào cấm thành lập.
Về cáo buộc làm trái quy định khi lập bộ phận này, luật sư cho rằng Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình có đủ điều kiện thực nghiệm, có quyền sắp xếp và thực hiện kỹ thuật lọc máu tại cơ sở. Các chuyên gia Bệnh viện Bạch Mai còn khẳng định, kỹ thuật chạy thận đã được triển khai nhiều nơi.
Việc thành lập Đơn nguyên thận không hề vi phạm Thông tư 02/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định 43 của Bộ Y tế như cáo buộc. Trái lại, trên cơ sở tờ trình của Sở Y tế, Bệnh viện Hòa Bình đã thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo tinh thần của Nghị định 43. Do đó, việc làm của bệnh viện khi thành lập Đơn nguyên lọc máu hoàn toàn có cơ sở.
Về quy kết cho rằng bị cáo Dương thiếu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, luật sư nói điều đó không có căn cứ. Ông lý giải, bệnh viện Hòa Bình có sự phân cấp lãnh đạo. Một mình Trương Quý Dương không thể quản lý, giám sát hết các bộ phận, phòng ban.
"Hàng năm, Sở Y tế 2 lần thanh kiểm tra, đều không có ý kiến nào về cơ cấu tổ chức cũng như quy trình lọc máu chạy thận tại bệnh viện", luật sư Nam nói và đánh giá, nguyên nhân gây ra sự cố y khoa làm chết 9 người là do lỗi cẩu thả. Thân chủ của ông phải chịu trách nhiệm do hành vi cẩu thả của người khác. Do đó, VKS đề nghị bị cáo Dương mức án 30 - 36 tháng tù là khó chấp nhận.
VKS đề nghị 7 bị cáo các mức án:
Tội "Vô ý làm chết người"
Bị cáo Hoàng Công Lương, VKS đề nghị mức án 3 năm - 3,5 năm tù
Bị cáo Bùi Mạnh Quốc, VKS đề nghị mức án 4 năm - 5 năm tù
Tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng"
Bị cáo Trương Quý Dương, VKS đề nghị mức án 2,5 năm - 3 năm tù
Bị cáo Hoàng Đình Khiếu, bị cáo Trần Văn Thắng, cùng bị VKS đề nghị mức án 3 năm - 3,5 năm tù
Bị cáo Trần Văn Sơn, VKS đề nghị mức án 3,5 năm - 4 năm tù
Bị cáo Đỗ Anh Tuấn, VKS đề nghị mức án 3 năm - 3,5 năm tù

Tai nạn ở Hải Dương: Nhân chứng nhớ lại khoảnh khắc kinh hoàng nhất cuộc đời

(Kiến Thức) - Nhân chứng vụ tai nạn ở Hải Dương cho biết, lái xe có dấu hiệu không bình thường, khi đang điều khiển xe không va chạm với phương tiện nào bất ngờ lao thẳng vào đoàn đại biểu.

Chiều tối ngày 21/1, PV Kiến Thức đã gặp các nạn nhân vụ tai nạn ở Hải Dương đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Thành. Qua lời kể các nạn nhân đã tiết lộ khoảnh khắc kinh hoàng nhất cuộc đời họ.

Bác sĩ Hoàng Công Lương bị đề nghị 3 - 3,5 năm tù

(Kiến Thức) - Đại diện VKS đề nghị mức án với bác sĩ Hoàng Công Lương từ 3 - 3,5 năm tù; ông Trương Quý Dương 30-36 tháng tù; bị cáo Đỗ Anh Tuấn từ 36-42 tháng tù...

Chiều 21/1, phiên tòa xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương cùng các bị cáo vụ "Vô ý làm chết người và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, bà Bùi Thị Thu Hằng - đại diện VKSND TP Hòa Bình đã công bố quan điểm luận tội đối với 7 bị cáo.