Bí ẩn loài rắn không độc nhưng vẫn được mệnh danh là 'Vua rắn'

Loài rắn này sở hữu khả năng tấn công con mồi giống như trăn Nam Mỹ.

Chúng ta đang nói đến loài Rắn chuột vua (King Ratsnake).

Rắn chuột vua (danh pháp khoa học: Elaphe carinata) là một loài rắn lớn, không độc thuộc họ Colubridae và chi Elaphe. Loài này phân bố chủ yếu ở Đông Á và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Loài này có đầu hình vuông, mắt to và vảy có gờ dày. Da chúng có màu nâu ô liu đến vàng ô liu nhưng một số cá thể non có các đốm đen khắp cơ thể.

Họ hàng gần nhất của rắn chuột vua là các loài rắn thuộc chi Elaphe (rắn chuột). Theo các nhà khoa học, các thành viên của chi Elaphe được cho là có thị lực phát triển tốt hơn so với hầu hết các loài rắn khác. Chúng có khả năng phát hiện chuyển động ở mức độ lớn hơn nhiều so với các loài rắn khác.

Rắn chuột vua thường thích sống ở những vùng đất thấp, miền núi, trong khu vực rừng rậm, thung lũng đá, ruộng lúa.

Bi an loai ran khong doc nhung van duoc menh danh la 'Vua ran'

Loài rắn này có bộ vảy nồi gờ cao khắp cơ thể.

Sở dĩ loài rắn không độc này có tên là rắn chuột vua vì cái tên này được đặt theo thói quen ăn thịt và săn mồi của chúng. Rắn chuột vua nổi tiếng trong tự nhiên là một sát thủ ăn chim, động vật gặm nhấm (như chuột) và các loài rắn khác. Thậm chí là những loài rắn cực độc như rắn hổ mang, rắn cạp nong cũng chỉ là bữa ăn ngon lành của chúng. 

Sau khi bất ngờ tấn công con mồi, rắn vua chuột sẽ làm con mồi ngạt thở bằng cách siết chặt con mồi bằng cơ thể của mình, tương tự như kỹ thuật săn mồi của trăn Nam Mỹ và trăn gấm.

Bi an loai ran khong doc nhung van duoc menh danh la 'Vua ran'-Hinh-2

Rắn chuột vua sở hữu cơ thể dài đến 2,4 mét.

Mặc dù chúng không có khả năng sản xuất ra nọc độc, nhưng chúng có thể cắn và vết cắn khiến nạn nhân đau đớn, gây chảy máu và sưng tấy.

Trong các buổi đi săn, nếu rắn chuột vua cảm thấy bị đe dọa hoặc sợ hãi, ngay lập tức cơ chế tự vệ độc đáo của chúng sẽ được kích hoạt. Chúng có thể dùng tuyến hậu môn của mình để tiết ra chất lỏng có mùi rất hôi thối, nồng nặc để xua đuổi kẻ thù (có thể gây nôn nghiêm trọng ở người). Đó là lý do, loài rắn này còn được gọi là "rắn thối".

Khả năng kháng độc mạnh mẽ

Rắn chuột vua không chỉ sở hữu cơ thể to lớn và còn có khả năng kháng được nọc độc cực mạnh của các loài rắn độc khác.

Một con rắn chuột vua trưởng thành có đặc điểm là thân dài, chắc khỏe được bao phủ bởi nhiều hàng vảy nổi gờ lên. Theo ghi nhận của các nhà khoa học, con rắn chuột vua có thể dài tới 2,4 mét.

Bi an loai ran khong doc nhung van duoc menh danh la 'Vua ran'-Hinh-3

Rắn chuột vua có thể sống thọ tự 15 đến 25 năm.

Nhờ một loại protein độc đáo trong máu mà rắn chuột có khả năng kháng được nọc độc của nhiều loài rắn độc, bao gồm cả những loài rắn có chất độc lưu thông trong máu (ở rắn lục xanh (Trimeresurus stejnegeri) và rắn lục mũi hếch (Deinagkistrodon acutus)); cũng như chất độc thần kinh (ở rắn cạp nia (Bungarus multicinctus) - một trong những loài rắn độc nhất thế giới.

Tuy nhiên, cơ chế kháng độc và cách chúng tiêu hóa được những chất độc này vẫn chưa được các nhà khoa học khám phá ra.

Bi an loai ran khong doc nhung van duoc menh danh la 'Vua ran'-Hinh-4

Sở hữu cơ thể to lớn cùng bản tính hung dữ và cơ chế kháng độc bẩm sinh, rắn chuột vua không ngán bất cứ loài rắn độc nào. Những loài rắn độc như rắn hổ mang hay cạp nong cũng không muốn đụng độ kẻ thù đáng gờm này. Cũng bởi thế, người Trung Quốc xưa thường gọi rắn chuột vua là 'Vua rắn'.

Sách đỏ IUCN và các nguồn khác không cung cấp số lượng tổng thể của loài rắn chuột vua. Tuy nhiên, vào năm 2009, tổng số lượng loài này ước tính khoảng 9.700.000 cá thể. Hiện tại, rắn chuột vua được phân loại là loài ít quan tâm (LC) trong Sách đỏ IUCN, nhưng số lượng của loài này hiện đang giảm dần.

Loài chim chuyên ăn thịt sư tử non, soi trúng con mồi từ 5km

Thậm chí, loài chim này còn ăn thịt cả cá sấu. Đây là loài chim được xếp vào danh mục quý hiếm bậc nhất thế giới.

Loai chim chuyen an thit su tu non, soi trung con moi tu 5km
Theo National Geographic, tháng 12 năm 2012, tại khu bảo tồn Maasai Mara ở Kenya, các hướng dẫn viên đã chứng kiến nhiều vụ săn mồi đặc biệt, trong đó có một con đại bàng martial trưởng thành theo dõi một đàn sư tử trong vài tuần.
Loai chim chuyen an thit su tu non, soi trung con moi tu 5km-Hinh-2
  Con đại bàng này sau cùng đã tấn công và giết chết ba sư tử con. R. Stratton Hatfield, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Wageningen ở Hà Lan, đã nói rằng con đại bàng này đích thực đã nhắm vào sư tử để săn mồi.
Loai chim chuyen an thit su tu non, soi trung con moi tu 5km-Hinh-3Theo nghiên cứu của Hatfield và cộng sự được đăng tải trên tạp chí Ecology and Evolution, đại bàng martial (Polemaetus bellicosus) thường xuyên săn mồi sư tử con nếu có cơ hội. Gần đây, nhóm nghiên cứu của Hatfield đã ghi nhận được việc đại bàng martial săn cả những động vật ăn thịt khác. (Ảnh: Pixabay)

Mải lướt điện thoại, suýt bị 'quái thú' tấn công

Một người phụ nữ ở Philippines, Kristhine Joy Bation Sevilla, suýt bị rắn hổ mang cắn khi vừa lướt điện thoại vừa nói chuyện với hàng xóm.

Mai luot dien thoai, suyt bi 'quai thu' tan cong
 Cảnh tượng này được ghi lại bởi camera an ninh tại nhà cô. Con "quái thú" đã lao tới định cắn vào chân Kristhine nhưng cô may mắn phát hiện và chạy thoát kịp thời. Sau đó, hàng xóm đã đến giúp bắt và thả con rắn hổ mang. (Ảnh cắt từ clip)