Bệnh viêm phổi do virus corona có tên gọi mới

Bệnh viêm phổi do virus corona gây ra có tên gọi tiếng Anh là NCP (Novel Coronavirus Pneumonia). Tuy nhiên, đây mới là tên tạm thời. Tên chính thức vẫn chưa được tiết lộ.

New York Times đưa tin cuối ngày 8/2 (theo giờ Việt Nam), Trung Quốc đã công bố tên gọi tạm thời của căn bệnh do virus corona gây nên. Họ mong rằng chính quyền địa phương và các phương tiện truyền thông sẽ sử dụng tên gọi mới này.
Viêm phổi do virus corona gây ra có tên gọi tiếng Anh là NCP (Novel Coronavirus Pneumonia), Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết. Tên gọi chính thức của nó vẫn đang chờ Ủy ban quốc tế về phân loại virus quyết định cuối cùng. Tổ chức này đã gửi tên gọi của bệnh viêm phổi do virus corona cho một tạp chí khoa học, hy vọng nó sẽ được tiết lộ trong vài ngày tới, BBC cho biết.
Benh viem phoi do virus corona co ten goi moi
Tên gọi mới tạm thời của bệnh viêm phổi do virus corona là NCP (Novel Coronavirus Pneumonia). Ảnh: Medscape. 
Hiện, các trang truyền thông của Trung Quốc đã bắt đầu gọi Bệnh viêm phổi do virus corona là NCP như Tân Hoa Xã, Global Times, China Daily...
Trước đó, căn bệnh này thường được gọi chung chung bằng cái tên như 2019-nCoV hay "Virus corona Vũ Hán" (Wuhan coronavirus) hay thậm chí chỉ là “Virus Trung Quốc". "Coronavirus" cũng chỉ là cách gọi tạm thời, bởi đây là thuật ngữ rộng bao gồm nhiều loại virus khác nhau.
“Corona” là cách gọi cho nhóm những virus có hình dạng vương miện. MERS, SARS cũng nằm trong nhóm này.
Việc đặt tên cho các bệnh do virus gây ra là vấn đề không đơn giản, bởi nó liên quan cả đến khoa học và nơi khởi phát. Những cái tên trong quá khứ như bệnh cúm Tây Ban Nha, sốt Rift Valley bị coi là góp phần tăng thêm sự kỳ thị của các quốc gia hoặc khu vực xuất hiện dịch bệnh.
Năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành hướng dẫn mới trong việc gọi tên virus sau khi bị chỉ trích vì gọi MERS là hội chứng hô hấp Trung Đông. Cũng như tránh các tên địa danh, bảng hướng dẫn của WHO khuyến cáo không nên sử dụng tên người để đặt cho bệnh (ví dụ bệnh Creutzfeldt-Jakob, bệnh Chagas), tên động vật (cúm lợn, viêm não ngựa), tên có nghĩa chỉ về một văn hóa hoặc nghề nghiệp (bệnh Legionnaires) hoặc những từ gây nỗi sợ hãi không đáng có (tử vong, dịch bệnh…).
Trước khi chính phủ Trung Quốc đề xuất tên mới, WHO đã đề nghị sử dụng tên tạm thời của bệnh viêm phổi mới là bệnh hô hấp cấp tính 2019-nCoV hay 2019-nCoV. Nhưng cái tên này khá khó phát âm và ít phổ biến so với virus corona.
“Chúng tôi cho rằng việc đưa ra một cái tên tạm thời rất quan trọng để không có bất kỳ quốc gia cụ thể nào liên quan cái tên đó”, bà Maria Maria van Kerkhove, nhà dịch tễ học thuộc WHO, phát biểu ngày 7/2.
Xem thêm video: Hàng nghìn chai nước rửa tay sát khuẩn được phát miễn phí

Chuyên gia khẳng định virus corona không truyền qua “bụi khí”

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia, thông tin virus corona lây "bụi khí" liên quan nhiều đến lỗi dịch thuật. Thông tin vừa được các nhà khoa học Thượng Hải đưa ra vào 8/2 là virus corona (nCov) có thể lây truyền qua "Aerosol” tức “khí dung”.

Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Thượng Hải (Trung Quốc) ngày 8/2, ông Tăng Quần (Zeng Qun) - Phó Cục trưởng Cục Dân chính thành phố Thượng Hải, cho biết các chuyên gia y tế và phòng ngừa dịch đã xác định nCoV có thể lây qua aerosol. Theo các chuyên gia, aerosol là một phương pháp xông dạng khí dung để điều trị trong bệnh viện, chứ không phải là "bụi khí".
Chuyen gia khang dinh virus corona khong truyen qua “bui khi”
Không có chuyện virus corona bay trong không khí thông thường cùng với “bụi khí”, mà virus có thể lan truyền trong “khí dung” như các nhà khoa học Thượng Hải cảnh báo. Ảnh minh họa.

Bác sĩ TQ đầu tiên cảnh báo virus corona qua đời: diễn tiến bệnh lý nguy hiểm thế nào?

(Kiến Thức) - Bác sĩ Li Wenliang, người đã cảnh báo về sự nguy hiểm của virus corona rồi sau đó bị công an Trung Quốc triệu tập và phê bình, đã qua đời tại một bệnh viện ở thành phố Vũ Hán.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, Li Wenliang (34 tuổi), bác sĩ nhãn khoa tại Bệnh viện trung ương Vũ Hán, đã bị xác nhận nhiễm virus corona hôm 1/2 và qua đời vào tối ngày 6/2 giờ địa phương.
Trước đó, ngày 10/1, bác sĩ Li bắt đầu có các biểu hiện ho và sốt sau khi bị lây nhiễm virus corona từ một trong số các bệnh nhân.