Bệnh sởi ở trẻ em bố mẹ nào cũng nên biết

(Kiến Thức) - Virus sởi thường làm suy giảm hệ miễn dịch rất nhanh, nếu trẻ tiếp xúc với người khác đang mắc cúm sẽ khiến bệnh tăng nặng, do đó, hạn chế tiếp xúc thăm hỏi là cách phòng biến chứng cho trẻ.

Bệnh sởi là một bệnh cấp tính do virus gây ra. Nếu được chăm sóc tốt, không để bội nhiễm, trẻ sẽ tự khỏi. Bệnh dễ mắc ở trẻ dưới 9 tháng tuổi không được tiêm phòng vắc xin. Nhóm trẻ này khi tiếp xúc với người mắc bệnh, khả năng bị lây bệnh gần như là 100%.
Benh soi o tre em bo me nao cung nen biet
 Ảnh minh họa.
Các triệu chứng điển hình khi mắc bệnh sởi: 1) Sốt rất cao 39 đến 40 độ C trong 2 ngày đầu. 2) Ngày thứ 3-4 xuất hiện các ban trên da, trình tự mọc của các nốt ban từ sau tai lan ra mặt và lưng, sau 2-3 ngày sẽ lan ra toàn thân. Bệnh nhân sẽ có thêm triệu chứng viêm kết mạc, viêm đỏ, có rỉ mắt, viêm đường hô hấp (ho khan, hắt hơi, sổ mũi). 3) Ngày thứ 5 ban bọc khắp toàn thân (từ đầu xuống chân) trẻ đỡ sốt, giảm viêm đường hô hấp.
Khi trẻ mắc bệnh sởi, hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm rất nhanh. Trẻ thường không tử vong vì bệnh sởi mà tử vong do các bệnh nhiễm trùng khác (viêm phổi, tiêu chảy…). Trẻ càng nhỏ biến chứng do bệnh sởi gây ra càng nhiều như viêm phổi, suy hô hấp, viêm đường tiêu hóa,...Do đó, cha mẹ cần sớm nhận biết dấu hiệu trẻ mắc bệnh sởi để điều trị đúng cách. Trong 2 ngày đầu, tất cả bệnh nhi sốt cao do virus thường không có triệu chứng rõ ràng. Đến ngày thứ hai, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện.
Để phòng biến chứng bệnh sởi, khi chăm sóc trẻ, cha mẹ cần phải đảm bảo cách ly không để nguồn bệnh lây lan và giúp trẻ không bị mắc thêm bệnh lây truyền từ người khác. Virus sởi thường làm suy giảm hệ miễn dịch rất nhanh, nếu trẻ tiếp xúc với người khác đang mắc cúm sẽ khiến bệnh tăng nặng, do đó, hạn chế tiếp xúc thăm hỏi là cách phòng biến chứng cho trẻ. Đặc biệt, khi chăm sóc bệnh nhi bị sởi tại nhà, cha mẹ cần phải lưu ý: 1) Trẻ sốt cao trên 38,5 độ cần uống thuốc hạ sốt. 2) Rửa mũi để giảm nguy cơ viêm đường hô hấp. 3) Lựa chọn đồ ăn lỏng dễ tiêu, tránh những thức ăn dễ gây dị ứng. 4) Tắm rửa vệ sinh cho trẻ hàng ngày. 5) Vệ sinh môi trường trẻ sinh sống thoáng và sạch.
Sởi sẽ diễn biến nặng trên một số đối tượng đặc biệt như trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi, trẻ béo phì, mắc bệnh lý suy giảm hệ miễn dịch… Đối với trẻ chưa đến tuổi để tiêm vắc xin, cách phòng bệnh tốt nhất là tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Cha mẹ sau khi đi làm về cần phải rửa tay bằng xà phòng, nhỏ nước mũi sinh lý mới bế trẻ. Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên tiêm phòng vắc xin đầy đủ để có kháng thể cho con...
Trường hợp mắc sởi ác tính thường nhiều, tử vong nhanh trong 2-3 ngày. Diễn biến của sởi ác tính thường rất nhanh ngày đầu trẻ sốt cao, ngày thứ 2 ho rất nhiều, khản tiếng, viêm kết mạc. Vào cuối ngày thứ 2 bệnh có thể diễn biến thành viêm phổi nặng và tử vong rất nhanh, do đó, các bậc phụ huynh cần lưu ý, để phòng và chữa bệnh sởi cho trẻ.

Phó Thủ tướng thị sát công tác chống dịch tay chân miệng, sởi tại TPHCM

Chiều 11/10 tại TPHCM, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tới thăm, động viên các y, bác sĩ và bệnh nhi bị tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1; thăm và làm việc tại Bệnh viện Nhân dân 115.

Pho Thu tuong thi sat cong tac chong dich tay chan mieng, soi tai TPHCM
 Phó Thủ tướng động viên gia đình có người bệnh đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM. Ảnh: VGP/Đình Nam
‘Không để có dịch mới cấp tập đi chống’

Phó trưởng Công an thị xã lái ôtô tông nhiều xe máy

(Kiến Thức) - Phó trưởng Công an thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước điều khiển ôtô tông hàng loạt xe máy đang lưu thông trên đường khiến 2 người bị thương phải đi cấp cứu.

Ngày 30/10, Công an tỉnh Bình Phước đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ Phó trưởng Công an thị xã Đồng Xoài lái ôtô tông nhiều xe máy khiến 2 người nhập viện cấp cứu.