Bayraktar TB2 quá đắt khách, tới lượt Phần Lan nhận hàng

Ngày 28/10 vừa qua, Lực lượng Vũ trang Phần Lan đã nhận 6 drone Bayraktar TB2 nhằm thực hiện nhiệm vụ tuần tra và tấn công. Các hệ thống này sẽ phục vụ tại Căn cứ UAV 12, đặt tại thành phố Myroslaviec.

Ngoài số UAV kể trên, Phần Lan cũng nhận một bộ linh kiện bổ sung, các thiết bị kiểm tra và bảo dưỡng. Được biết, các nhân sự vận hành hệ thống này đã trải qua một khóa huấn luyện tại Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ Quốc phòng Phần Lan cho biết, sẽ chỉ mất vài ngày để số drone Bayraktar TB2 chính thức đi vào hoạt động.

Bayraktar TB2 qua dat khach, toi luot Phan Lan nhan hang
 

Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng Phần Lan, ông Mariusz Blaszczak cho biết việc sở hữu Bayraktar TB2 đã mang đến hai điều:

Thứ nhất, chỉ với sự xuất hiện của Bayraktar TB2 sẽ “đảm bảo sự an toàn thực thụ cho Phần Lan.”

Thứ hai, ông Blaszczak cũng nhấn mạnh rằng dù trước đó Quốc hội Phần Lan đã phản đối hợp đồng mua lại Bayraktar TB2 trị giá 270 triệu USD, cho rằng nó “quá tốn kém”, việc thông qua thương vụ này cho thấy quân đội và chính quyền Phần Lan đã học được cách vượt qua “phản kháng nội bộ” để tiếp nhận các dự án tiềm năng về máy bay không người lái.

UAV TB2 đang là loại vũ khí rất được săn đón tại thị trường châu Âu, sau màn thể hiện có phần khá ấn tượng tại xung đột Nga - Ukraine, các UAV TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất đã gần như cháy hàng.
Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng UAV TB2 chỉ hoạt động tốt vào đầu cuộc xung đột Nga - Ukraine, trước khi quân đội Nga triển khai tác chiến điện tử quy mô lớn tới chiến trường này. Kể từ mùa hè cho tới nay, các UAV TB2 của Ukraine đã ít xuất hiện và không còn được nhắc tới nhiều trong các video do Bộ quốc phòng Ukraine công bố.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, thực tế việc UAV TB2 ít xuất hiện trên chiến trường Ukraine, là do sự thay đổi khách quan của yêu cầu cuộc chiến, khi mà các UAV cảm tử tỏ ra có hiệu quả hơn nhiều, so với các UAV đắt tiền như TB2.
https://defence-ua.com/news/polscha_otrimala_pershi_bayraktar_tb2_voni_budut_gotovi_do_boju_vzhe_za_dekilka_dniv-9453.html

Pháo cao tốc 20mm Phalanx của Mỹ nhanh tới mức nào?

Hệ thống vũ khí đánh gần (CIWS) Phalanx là hệ thống phòng thủ tầm cực gần, được coi là "phòng tuyến cuối cùng" trước các loại vũ khí có điều khiển tư

Phao cao toc 20mm Phalanx cua My nhanh toi muc nao?
 Được đưa vào sử dụng từ năm 1980, cho tới nay hệ thống pháo siêu tốc tầm ngắn Phalanx vẫn là một loại khí tài không thể thiếu trên các tàu chiến Mỹ.

Cách Nga dùng UAV đối phó với hệ thống phòng không NASAMS

Nga đang sử dụng các UAV làm mồi nhử để không chỉ khiến Ukraine lãng phí các tên lửa đắt đỏ để tiêu diệt các UAV cảm tử chi phí thấp mà còn để truy tìm nơi đặt các hệ thống phòng không hiện đại của Kiev.

Hệ thống tên lửa phòng không NASAMS do Mỹ sản xuất đã được cung cấp cho Ukraine như một phần trong gói hỗ trợ quân sự của Washington cho Kiev nhằm bảo vệ các cơ sở quân sự trước các cuộc tấn công UAV. Dù vậy, các chuyên gia quân sự nhận định với Tass rằng, hệ thống NASAMS của Ukraine có lẽ đang lãng phí các tên lửa đắt tiền vào các UAV cảm tử chi phí thấp, từ đó làm giảm khả năng tự vệ của quân đội Ukraine trước các cuộc tấn công bằng những phương tiện giá trị cao hơn như trực thăng và máy bay chiến đấu.

Cach Nga dung UAV doi pho voi he thong phong khong NASAMS

Hệ thống phòng không NASAMS. Ảnh: Raytheon