Báu vật 20.000 năm tiết lộ ''người châu Á kỷ băng hà'' lai với ''loài người ma''?

Báu vật tinh tế ở đảo Sulawesi đã dẫn đường cho các nhà khảo cổ đến với những phần hài cốt đặc biệt, được kỳ vọng đem lại bằng chứng trực tiếp về các cuộc hôn phối cổ xưa của tổ tiên Homo sapiens chúng ta và ''loài người ma'' Denisovans.

Đảo Sulawesi ngày nay được biết đến với một số bộ tộc mang DNA có mức độ ''không thuần chủng'' cao: họ vẫn là những Homo sapiens như chúng ta, nhưng có một phần bộ gene thừa hưởng từ một loài đã tuyệt chủng cùng thuộc chi Người (Homo).

Bau vat 20.000 nam tiet lo ''nguoi chau A ky bang ha'' lai voi ''loai nguoi ma''?

Vị tổ tiên bí ẩn đó được cho là người Denisovans, một ''loài người ma'' ẩn hiện trong bộ gene của con người hiện đại, là dấu tích của các cuộc hôn phối khác loài. Nhưng giới khảo cổ chưa từng tìm được một bộ hài cốt hay một hộp sọ Denisovans cụ thể nào trên khắp Trái Đất.

Theo Acient Origins, một cuộc khai quật năm 2020 trên đảo Sulawesi đã giúp tìm được 2 báu vật lớn: những mảnh phù điêu chạm khắc tinh tế, niên đại lên tới 20.000 năm.

Bau vat 20.000 nam tiet lo ''nguoi chau A ky bang ha'' lai voi ''loai nguoi ma''?-Hinh-2

Lần tìm theo 2 báu vật này, mới đây, một nhóm khảo cổ từ Úc và Indonesia, dẫn đầu bởi giáo sư Adam Brumm từ Trung tâm Nghiên cứu sự tiến hóa con người của Úc, tuyên bố đã khai quật được các mảnh hài cốt người hóa thạch cổ xưa nhất: 25.000 năm tuổi.

Họ được xác định là người Homo sapiens, tức tổ tiên chúng ta, ẩn náu trong hang Leang Bulu Bettue ở Tây Nam Sulawesi, là bằng chứng trực tiếp đầu tiên cho thấy con người hiện đại đã chiếm đóng Sulawesi vào cuối thế Pleistocene (tức thế Canh Tân của kỷ Đệ Tứ, trước khi kết thúc kỷ băng hà cuối cùng).

Bau vat 20.000 nam tiet lo ''nguoi chau A ky bang ha'' lai voi ''loai nguoi ma''?-Hinh-3

Các mảnh hài cốt chủ yếu là các phần xương hàm và được kỳ vọng sẽ giúp trả lời câu hỏi: có phải đó là thời điểm người Homo sapiens đã đến vùng Wallacea (một cụm quần đảo - đảo lớn thuộc Indonesia và Úc ngày nay, chứa nhiều di chỉ của con người cổ đại) và gặp gỡ người Denisovans?

Các mẩu hài cốt đang được đem phân tích và các nhà khoa học tin rằng nó sẽ là bằng chứng trực tiếp, hoặc ít ra tiếp tục dẫn đường đến bằng chứng trực tiếp về các cá thể lai Homo sapiens - Denisovans rõ ràng. Việc tìm thấy hài cốt ở vùng này cực kỳ khó khăn bởi loại đất trong khu vực khiến xương người dễ dàng bị phân hủy hoàn toàn.

Kinh ngạc báu vật quý hơn vàng trong chất thải của cá nhà táng

Dù phần lớn công dụng của nó chỉ dùng để sản xuất nước hoa, nhưng long diên hương vẫn là vật chất tự nhiên đắt nhất thế giới. Các chuyên gia cho rằng long diên hương thực sự quý hơn vàng.

Kinh ngac bau vat quy hon vang trong chat thai cua ca nha tang
 Long diên hương được tạo thành trong hệ tiêu hóa của cá nhà táng. Khác với nhiều người tưởng tượng, long diên hương không được nôn ra từ cá nhà táng mà được bài tiết ra cùng với phân và có mùi tương tự khi mới được thải ra.

Choáng ngợp báu vật độc nhất vô nhị ở công viên địa chất Đắk Nông

Với diện tích 4.760km, công viên địa chất Đắk Nông có hệ thống hang động núi lửa đồ sộ nhất Đông Nam Á với 50 hang động, tổng chiều dài hơn 10.000m. Ngoài ra, nơi đây còn sở hữu các miệng núi lửa, thác nước... độc nhất vô nhị.

Choang ngop bau vat doc nhat vo nhi o cong vien dia chat Dak Nong
Công viên địa chất Đắk Nông được thành lập ngày 31/12/2015, có diện tích 4.760km², trải dài trên địa phận 6 huyện, thị xã (Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk G'long và TX.Gia Nghĩa). 
Choang ngop bau vat doc nhat vo nhi o cong vien dia chat Dak Nong-Hinh-2

Theo thông tin từ Ban quản lý Công viên địa chất Đắk Nông, lịch sử của vùng đất này bắt nguồn từ 140 triệu năm trước. Do các vận động kiến tạo của lớp vỏ trái đất, khu vực này được nâng lên và xuất hiện núi lửa.