Bất ngờ với uy lực J-15 của Trung Quốc so với Su-33 của Nga

Chuyên gia Charlie Gao của tạp chí National Interest đã so sánh Su-33 - chiến đấu cơ trên tàu sân bay thế hệ thứ tư của Nga, với mẫu máy bay Trung Quốc tương tự là chiếc J-15.

Như nhận xét trong bài báo, J-15 là phiên bản "chưa đầy đủ" của Su-33. Bắc Kinh đã chế tạo chiến đấu cơ của riêng mình, dựa theo nguyên mẫu máy bay Nga là chiếc T-10K, vốn phải tái thiết kế đáng kể, The National Interest cho biết.
Nhược điểm đáng kể của J-15 là "động cơ nội địa WS-10 lạc hậu", chuyên gia Gao nhận định.
Bat ngo voi uy luc J-15 cua Trung Quoc so voi Su-33 cua Nga
 
Như ông Gao lưu ý, do trọng lượng nặng và cơ chế cất cánh, J-15 chỉ có thể mang ít vũ khí và nhiên liệu hơn so với mẫu máy bay tương tự của phương Tây. Tuy nhiên, theo lời chuyên gia, tính năng này được giải thích bởi thiết kế ban đầu kiểu Xô-viết của hàng không mẫu hạm "Liêu Ninh", hiện đang phục vụ trong thuộc phiên chế của Hải quân Trung Quốc.
Giá trị của J-15, như tác giả xem xét, là thiết kế buồng lái và tính công thái học của máy bay.
"Nhìn chung, trong khi chiến đấu cơ Su-33 chắc chắn vượt trội hơn J-15 về độ tin cậy và công suất động cơ mạnh, chiếc J-15 đơn giản là một mẫu máy bay hiện đại hơn với thiết kế mới tiện dụng", tác giả của The National Interest kết luận.

Tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc có nhiệm vụ gì?

(Kiến Thức) - Theo chuyên gia quân sự Nga, tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho các tàu ngầm tên lửa hạt nhân ở đảo Hải Nam.

Trong bài bình luận dành cho Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin dẫn báo “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” (SCMP) viết tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc mang tên "Sơn Đông" sẽ đóng ở Biển Đông, tại căn cứ tàu ngầm hạt nhân ở đảo Hải Nam.
Tàu sân bay "Sơn Đông" có thể được xem như phiên bản cập nhật của tàu sân bay Liên Xô thuộc dự án 1143.5. Hiện chỉ còn hai tàu được đóng theo dự án này. Đó là tàu sân bay duy nhất của Nga "Đô đốc Kuznetsov" và tuần dương hạm mang máy bay Varyag mà Trung Quốc đã mua của Ukraine và phát triển thành tàu sân bay Liêu Ninh để đáp ứng nhu cầu của hải quân.

Vụ nhà báo Jamal Khashoggi mất tích: Cơn khủng hoảng truyền thông của Thái tử Saudi

Hình ảnh nhà lãnh đạo cấp tiến Thái tử Saudi - Mohammed bin Salman xây dựng trong 3 năm qua đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị giết hại.

Năm 2017, sau khi vua Salman bổ nhiệm con trai của mình Mohammed Bin Salman vào vị trí Thái tử Saudi, truyền thông phương Tây đã gọi nhân vật 33 tuổi này là một “vị vua tập sự”.