Bất ngờ nguồn gốc tên lửa đạn đạo của Thổ Nhĩ Kỳ

(Kiến Thức) - Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Khan được cho là phiên bản sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ theo giấy phép từ Trung Quốc.

Theo Military - Today, những năm gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện một số nỗ lực để mua tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ các quốc gia trong khối quân sự NATO. Tuy nhiên, NATO lại lên án việc mua sắm tiềm năng này, buộc Ankara phải tìm đến các quốc gia không thuộc khối quân sự lớn nhất thế giới này.

Hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn Khan vừa được Thổ Nhĩ Kỳ công bố trong năm 2017. Khan là tên gọi quốc tế, trong khi quân đội nước này gọi là Kaan. Về mặt lý thuyết, Khan là hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn đầu tiên do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo, nhưng các thành phần chính lại được sản xuất ở nước ngoài.

Cụ thể, đạn tên lửa được chế tạo ở Trung Quốc, phương tiện mang phóng linh hoạt cao do Belarus chế tạo. Khan thực chất là phiên bản của hệ thống tên lửa đạn đạo M20 của Trung Quốc cấp phép sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Mỗi xe mang phóng chở theo 2 ống phóng kiêm container bảo quản hình hộp chứa tên lửa bên trong. Một số nguồn tin gọi tên lửa này là Bora. Đây là phiên bản của tên lửa BP-12A của Trung Quốc do tập đoàn Roketsan, Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.

Bat ngo nguon goc ten lua dan dao cua Tho Nhi Ky
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Khan được công khai lần đầu trong năm 2017. Ảnh: Military Today. 

Tên lửa đạn đạo Khan được phóng theo chiều thẳng đứng và có tầm bắn khoảng 280 km, mang theo đầu đạn nặng 470 kg. Phiên bản gốc M20 có tầm bắn trên 300 km, mang theo đầu đạn nặng 500 kg. Một số nhà phân tích cho rằng, việc giảm tầm bắn và đầu đạn để phù hợp với Chế độ Kiểm soát Công nghệ Tên lửa xuất khẩu (MTCR).

Về ngoại hình, Khan có một số điểm tương đồng với tên lửa đạn đạo tầm ngắn LORA của Israel. Mục tiêu chính của tên lửa Khan là các khu vực tập trung đông binh lính, xe thiết giáp, sân bay, trung tâm chỉ huy và phương tiện hỗ trợ của đối phương.

Trong một số trường hợp, tên lửa đạn đạo tầm ngắn Khan có thể sử dụng như một sự thay thế cho vụ không kích bằng bom chính xác. Tên lửa Khan được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp giữa quán tính và GPS, bán kích lệch mục tiêu khoảng 30-50 m.

Tên lửa được cho là có thể nhắm lại mục tiêu trong quá trình bay, cho phép chuyển sang công kích mục tiêu nguy hiểm hơn. Thời gian chuẩn bị khởi động khoảng 12 phút. 2 tên lửa có thể nhắm mục tiêu độc lập.

Bat ngo nguon goc ten lua dan dao cua Tho Nhi Ky-Hinh-2
 Khan được cho là phiên bản của M20 Trung Quốc sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Military Today.

Tên lửa được lắp sẵn trong ống phóng và có thể lưu trữ trong nhiều năm mà không cần bảo dưỡng. Ống phóng có thể chịu được va chạm mạnh, điều kiện thời tiết khắc nghiệt và mối đe dọa từ tác nhân sinh hóa học NBC.

Về hiệu suất, Khan được đánh giá tương đương với Iskander-E của Nga. Tên lửa được lắp trên khung gầm xe chuyên dụng MZKT 8x8 bánh của Belarus, được bán dưới thương hiệu Volat. Đây là phiên bản của khung gầm MZKT-7930 được sử dụng cho nhiều hệ thống vũ khí của Nga.

Xe được trang bị động cơ diesel tăng áp công suất 550 mã lực của Nga, hoặc động cơ Deutz, công suất 540 mã lực của Đức cùng hộp số tự động. Xe có thể di chuyển trên nhiều địa hình khác nhau với khả năng off-road cực tốt.

Hệ thống tên lửa đạn đạo Khan được điều khiển bởi ê kíp 4 người. Cabin xe được bọc thép có thể bảo vệ ê kíp trước mảnh đạn pháo nhỏ, vũ khí cá nhân. Mỗi khẩu đội tên lửa Khan gồm 3 xe mang phóng, một xe tiếp đạn có tích hợp cần cẩu, xe chỉ huy.

Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ từng phát triển khung gầm chuyên dụng BMC 525-44 8x8 bánh để phục vụ cho các nhu cầu quân sự. Tuy nhiên, khung gầm này không được sản xuất, thay vào đó Khan sử dụng khung gầm nhập khẩu từ nước ngoài.

“Cháy nhà ra mặt chuột“: Philippines không có nổi một xe tăng

(Kiến Thức) - Chiến sự tại Marawi đã diễn ra tới ngày thứ 6 và phía Quân đội Philippines vẫn không thể tạo được ưu thế vì không có vũ khí hạng nặng.

"Chay nha ra mat chuot": Philippines khong co mot xe tang
 Cuộc chiến giữa một bên là quân đội Philippines với một bên là nhóm phiến quân Hồi giáo thân IS đã kéo dài tới ngày thứ 6. Phía phiến quân chỉ có khoảng hơn 500 tay súng nhưng vẫn cố thủ tốt bên trong thành phố Marawi, đẩy lùi được nhiều cuộc tấn công của phía Quân đội Philippines. Nguồn ảnh: Today.
"Chay nha ra mat chuot": Philippines khong co mot xe tang-Hinh-2
Theo các thông tin được đăng tải từ hiện trường, Philippines không đưa bất cứ một chiếc xe tăng nào vào tham chiến mà thay vào đó chỉ có các phương tiện cơ giới bọc thép có vũ trang nhẹ. Nhiều nguồn tin cũng cho biết, thực chất quân đội Philippines không có trong tay bất cứ một chiếc xe tăng chủ lực đúng nghĩa nào. Nguồn ảnh: Sunstar.

Hiện trường máy bay Su-30MKI rơi gần biên giới Ấn-Trung

(Kiến Thức) - Giới chức Ấn Độ đã xác nhận thông tin máy bay Su-30MKI của nước này rơi gần biên giới Ấn Độ-Trung Quốc hiện đã được tìm thấy.

Hien truong may bay Su-30MKI roi gan bien gioi An-Trung
 Vị trí chiếc máy bay Su-30MKI Ấn Độ gặp nạn cách Thành phố Tezpur của nước này khoảng 20 km về hướng Bắc, cách biên giới Trung Quốc-Ấn Độ khoảng 80 km về hướng Nam. Vụ việc xảy ra vào hôm 23/5 vừa rồi và đến ngày 26/5 phía Ấn Độ mới xác định được vị trí chính xác của chiếc Su-30MKI xấu số. Nguồn ảnh: Sina.
Hien truong may bay Su-30MKI roi gan bien gioi An-Trung-Hinh-2
 Địa hình nơi phát hiện ra các mảnh vỡ của chiếc Su-30MKI rất hiểm trở. Việc tiếp cận bằng đường không dường như không thể thực hiện được và lực lượng tìm kiếm-cứu hộ Ấn Độ phải di chuyển bằng đường bộ với quãng đường khoảng 15 km xuyên rừng để tiếp cận với vị trí chiếc máy bay gặp nạn. Nguồn ảnh: Sina.
Hien truong may bay Su-30MKI roi gan bien gioi An-Trung-Hinh-3
 Hiện vẫn chưa rõ tình trạng của 2 phi công, nhưng rất có thể tình huống xấu nhất đã có thể xảy ra do Không quân Ấn Độ không nhận được bất cứ tín hiệu nhảy dù hoặc cấp cứu nào của phi công sau khi chiếc máy bay bị mất tích. Nhiều chuyên gia cho rằng, rất có thể phi công đã đâm thẳng vào núi nên không kịp phát tín hiệu cấp cứu hoặc nhảy dù do khu vực này có địa hình cực kỳ hiểm trở. Nguồn ảnh: Sina.

Hien truong may bay Su-30MKI roi gan bien gioi An-Trung-Hinh-4
 Đoàn tìm kiếm cứu nạn của Quân đội Ấn Độ di chuyển bằng đường bộ tới khu vực tai nạn. Nguồn ảnh: Sina.
Hien truong may bay Su-30MKI roi gan bien gioi An-Trung-Hinh-5
 Con đường tiếp cận tới vị trí máy bay gặp nạn rất gian nan do địa hình khu vực xảy ra tai nạn quá hiểm trở, phức tạp. Giới chức Ấn Độ vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân vụ tai nạn nhưng rất có thể vụ việc xảy ra do lỗi của phi công vì nếu là lỗi kỹ thuật thì có thể phi công đã kịp phát tín hiệu cấp cứu và nhảy dù trước khi vụ tai nạn xảy ra. Nguồn ảnh: Sina.
Hien truong may bay Su-30MKI roi gan bien gioi An-Trung-Hinh-6
 Kể từ khi các máy bay tiêm kích Su-30MKI được biên chế chính thức vào lực lượng Không quân Ấn Độ từ năm 2002 tới nay, đã có khoảng 7 vụ tai nạn liên quan đến loại tiêm kích này trong đó có tính cả vụ tai nạn hôm 23/5 vừa rồi. Ảnh: Vụ tai nạn máy bay Su-30MKI của Không quân Ấn Độ hồi năm 2014. Nguồn ảnh: Xair.
Hien truong may bay Su-30MKI roi gan bien gioi An-Trung-Hinh-7
 Hiện trường vụ tai nạn liên quan tới chiếc Su-30MKI của Không quân Ấn Độ hồi năm 2012. Phiên bản Su-30MKI của Ấn Độ có hai chỗ ngồi nên rất có thể cả hai phi công trên chiếc Su-30MKI rơi hôm 23/5 vừa qua đều đã tử vong trong vụ tai nạn vì nếu có thể nhảy dù thì cả hai phi công sẽ thoát ra cùng lúc. Nguồn ảnh: Defence.
Hien truong may bay Su-30MKI roi gan bien gioi An-Trung-Hinh-8
Không quân Ấn Độ đang rất đau đầu với các vụ tai nạn hàng không liên quan đến các máy bay tiêm kích hiện đại, đắt tiền của lực lượng này xảy ra trong thời gian gần đây. Phần lớn nguyên nhân xảy ra tai nạn đều được xác định là do "lỗi kỹ thuật", tuy nhiên tình trạng tai nạn triền miên này vẫn không được khắc phục một cách triệt để và đang diễn ra ngày càng trầm trọng hơn với tần suất ngày càng lớn. Nguồn ảnh: Bgara.