Bất ngờ lợi ích sức khỏe của nước dừa

Ngoài tác dụng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, nước dừa còn là thức uống giúp làm đẹp da.

Cung cấp dưỡng chất cho cơ thể
Nước dừa chứa rất ít calo và chất béo nhưng lại cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, nước dừa còn rất giàu axit lauric, clorua, sắt, kali, magie, canxi, natri và phốt pho.
Hơn nữa, khi so sánh nước dừa với các loại nước giải khát nhân tạo thì nước dừa thân thiện và tốt cho sức khỏe hơn rất nhiều. Do đó, uống nước dừa cũng là một cách bổ sung nước và dưỡng chất tự nhiên cho cơ thể mà không sợ tăng cân.
Làm đẹp da
Ngoài tác dụng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, nước dừa còn là thức uống giúp làm đẹp da nhờ 2 hoạt chất cytokinin và kinetin. Đây đều là những hoạt chất có tác dụng ngăn ngừa tổn thương oxy hóa, giảm quá trình lão hóa. Ngoài ra, axit lauric trong nước dừa có đặc tính kháng khuẩn có khả năng hỗ trợ làm sạch mụn trứng cá, cấp ẩm hiệu quả.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Axit lauric trong nước dừa khi vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành monolaurin có tác dụng kháng kháng khuẩn, kháng virus, chống giun, ký sinh trùng và nhiễm trùng đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, nước dừa còn đóng vai trò như một loại thuốc tự nhiên đối với sức khỏe đường ruột, đặc biệt khi bạn gặp các vấn đề như táo bón, tiêu chảy,...

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Nước dừa chứa nhiều kali và axit lauric có khả năng điều hòa huyết áp hiệu quả. Nước dừa còn có thể làm tăng cholesterol HDL, giúp ngăn cản sự hình thành huyết khối, phòng ngừa nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và đột quỵ.

Hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, nước dừa có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu, qua đó cải thiện hiệu quả triệu chứng trên bệnh nhân đái tháo đường. Ngoài ra, nước dừa còn chứa nhiều magie giúp tăng độ nhạy insulin, vì thế nhiều chuyên gia cho rằng nước dừa có thể được bổ sung vào thực đơn ăn uống của người tiền đái tháo đường và tiểu đường type 2.

Hỗ trợ phòng ngừa hình thành sỏi thận

Nước dừa còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm ở hệ tiết niệu như sỏi thận. Uống nước dừa thường xuyên sẽ hỗ trợ ngăn ngừa hình thành sỏi thận hoặc sỏi trong hệ tiết niệu hiệu quả nhờ chu trình phân giải oxalat nồng độ cao trong nước tiểu.

Bat ngo loi ich suc khoe cua nuoc dua
Ảnh minh hoạ/ Internet 
 Giảm cân
Nước dừa chứa kali và hàm lượng enzym hoạt tính sinh học cao, giúp cải thiện tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể. Qua đó, giúp cơ bắp đốt cháy nhiều calo hơn bình thường. Uống nước dừa vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể giàu năng lượng, hạn chế thèm ăn, từ đó thúc đẩy giảm cân. Vì nước dừa là loại nước giải khát tự nhiên, hoàn toàn không chứa chất béo nên chị em hoàn toàn có thể dùng làm nước điện giải nếu bị mất nước.
Chống mất nước
Chất điện giải kali, natri và magiê đóng một vai trò quan trọng trong lợi ích sức khỏe của nước dừa. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng gợi ý rằng nên bổ sung nước dừa trong khi tập thể dục để chống mất nước, tránh kiệt sức.
Những ai nên kiêng uống nước dừa
Không giống như các loại đồ uống khác, nước dừa uống vào mọi thời điểm đều tốt. Tuy nhiên, uống nước dừa khi bụng đói vào buổi sáng sẽ giúp chúng ta thu được lợi ích tối đa của chúng.
Những người bị bệnh trĩ, huyết áp thấp, thấp khớp, mệt tim do lạnh... là những bệnh thuộc thể hàn, nên kiêng nước dừa vì nước dừa cũng thuộc âm, tính hàn.
Những người hay tiểu đêm, thận yếu không nên uống quá nhiều nước dừa vì dễ lợi tiểu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là giảm chất lượng giấc ngủ.
Người khỏe mạnh cũng chỉ nên uống 3-4 trái dừa/tuần, không nên uống liên tục trong nhiều ngày. Tránh uống nước dừa vào buổi tối để không bị đầy bụng, mất ngủ do lợi tiểu.
Phụ nữ có thai 3 tháng đầu không nên uống dừa, do loại nước này sẽ làm tình trạng nôn ói, ốm nghén trầm trọng hơn.
Khi đi ngoài trời nắng gắt trở về, đừng vội uống nước dừa ngay vì dễ gây ra tình trạng ớn lạnh, đầy bụng. Nếu muốn giảm bớt triệu chứng này, hãy thêm ít muối vào để cân bằng nồng độ natri và kali, tuy nhiên người bị cao huyết áp không nên thêm muối. Hãy nghỉ ngơi một lúc rồi mới uống nước dừa.

Cách phát hiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD

Phổi tắc nghẽn mãn tính là căn bệnh nguy hiểm đứng thứ 4 trong số các nguyên nhân gây tử vong cao nhất tại Việt Nam. Chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời sẽ giúp ích cho việc điều trị bệnh.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) đang gia tăng nhanh chóng chủ yếu ở các nước đang phát triển do tình trạng hút thuốc. Theo thống kê, ước tính có 251 triệu ca mắc COPD trong năm 2016, chiếm khoảng 12% dân số từ 40 tuổi trở lên. Dự kiến COPD sẽ trở thành nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trên toàn cầu vào năm 2030.
Viêm phổi tắc nghẽn mạn tính đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn lưu lượng khí thở do bất thường của đường thở hoặc phế nang, do phơi nhiễm bụi, khí độc hại, do ảnh hưởng bởi các yếu tố vật chủ như sự bất thường trong quá trình phát triển của phổi.
COPD gây tình trạng khó thở có thể dẫn đến suy hô hấp và nhiều biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nguy hiểm khác. Mặc dù vậy, người mắc COPD có thể làm chậm tiến triển và điều trị hiệu quả khi được phát hiện ở giai đoạn sớm.
Chẩn đoán COPD cận lâm sàng thường áp dụng cho những đối tượng có tiền sử tiếp xúc với yếu tố nguy cơ. Đồng thời có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính cần được thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng sau:
Đo chức năng thông khí bằng máy đo phế dung
Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định và đánh giá mức độ nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Biểu hiện thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn sau nghiệm pháp giãn phế quản: chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) < 70%; FEV1 không tăng hoặc tăng dưới 12% (<200ml) sau test phục hồi phế quản… Dựa vào chỉ số FEV1 đế đánh giá mức độ tắc nghẽn của bệnh nhân.
X-quang phổi: Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn sớm, không giãn phế nang có hình ảnh X-quang phổi bình thường. Ở giai đoạn muộn và có hội chứng phế quản, kết quả X-quang thường cho ra hình ảnh khí phế thũng.
X-quang phổi có thể gợi ý chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với hình ảnh trường phổi hai bên sáng, cơ hoành hạ thấp, khoang liên sườn giãn rộng, có thể thấy cơ hoành hình bậc thang và có các bóng khí. Có thể thấy nhánh động mạch thùy dưới phổi phải có đường kính >16mm.

Ngoài ra, phương pháp còn cho phép loại trừ các bệnh phổi khác có triệu chứng tương tự COPD như: lao phổi, xơ phổi, giãn phế quản, u phổi,…; Phát hiện những bệnh lý đồng nhiễm với COPD như: tràn dịch, tràn khí màng phổi, bất thường khung xương lồng ngực cột sống, suy tim,…

Điện tâm đồ (ECG): Chẩn đoán viêm phổi tắc nghẽn mạn tính dùng điện tâm đồ ở giai đoạn muộn của bệnh COPD có thể phát hiện các dấu hiệu của tăng áp động mạch phổi và suy tim phải như sóng P cao (>2,5 mm) ngọn đối xứng (P phế), trục phải (>1100), dày thất phải (R/S ở V6 <1).

Cach phat hien benh phoi tac nghen man tinh - COPD
 Hình ảnh phổi bị tổn thương do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính/Ảnh Vinmec
Theo GS.TS.BS Ngô Quý Châu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, có 2 yếu tố có thể là nguyên nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
Các yếu tố nội tại bao gồm: Tình trạng thiếu hụt, khuyết tật về gen như thiếu hụt men alpha 1 antitrypsin.
Các yếu tố do ô nhiễm môi trường: Khói thuốc lá, thuốc lào, khí thải, khí độc công nghiệp…
Hút thuốc lá chiếm hơn 90% các trường hợp mắc bệnh. Khoảng 20-30% số người hút trên 20 điếu thuốc lá mỗi ngày sẽ có các biểu hiện sớm hoặc muộn của COPD.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp do tiếp xúc bụi nghề nghiệp xảy ra ở khoảng 10% các trường hợp. Thợ mỏ, công nhân xây dựng, thợ dệt, công nhân làm việc tại các xưởng luyện kim, nông dân là những người thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố kích thích phế quản dẫn tới nguy cơ cao mắc bệnh. Các yếu tố gây bệnh bao gồm: khí độc, xi măng, các sản phẩm than đá, bụi silic và các chất kích thích sử dụng trong nông nghiệp.
Các yếu tố khác như nhiễm độc không khí không phải là nguyên nhân trực tiếp, tuy nhiên cũng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển bệnh bao gồm: Chứa yếu tố làm bệnh nặng lên về lâu dài và tăng nguy cơ tử vong ở những người suy hô hấp nặng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong và đứng thứ 5 về gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh khá cao ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tuy nhiên lại rất ít người có kiến thức về bệnh.
Chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời sẽ giúp ích rất nhiều cho việc điều trị bệnh. Bệnh có thể điều trị làm chậm tiến triển khi được phát hiện ở giai đoạn sớm, tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Loại rau "vua bổ gan", cải thiện thị lực, tăng cường miễn dịch

Loại rau này có tác dụng thanh lọc gan và cải thiện thị lực, dưỡng ẩm cho ruột và nhuận tràng, làm mềm mạch máu, tăng cường miễn dịch.

Loại rau này là lá của một cây thuốc quý: Kỷ tử.