Bật mí cuộc sống ở hòn đảo không có một con muỗi, không nhà cao tầng

Đảo nhỏ nhưng có số dân đông, nhà cửa chen chúc nên nhìn từ trên cao cứ như không có đường đi lối lại.

Bat mi cuoc song o hon dao khong co mot con muoi, khong nha cao tang
 Santa Cruz del Islote nằm ngoài khơi của Colombia. Nó có diện tích nhỏ nhưng nhà cửa san sát và số dân đông. Cho nên Santa Cruz del Islote là đảo có dân số đông nhất thế giới. Có số liệu ước tính, 1.200 cư dân sống trên đảo chỉ có kích thước bằng 2 sân bóng. Diện tích của đảo là 0,12km2.

Bat mi cuoc song o hon dao khong co mot con muoi, khong nha cao tang-Hinh-2
 Ảnh chụp từ trên cao, các ngôi nhà nằm san sát nhau đến mức cảm thấy như không có đường đi.

Bat mi cuoc song o hon dao khong co mot con muoi, khong nha cao tang-Hinh-3
Hòn đảo là một phần của quần đảo San Bernardo, cách thành phố Cartagena, Colombia 2 tiếng di chuyển. Đảo được phát hiện cách đây khoảng 150 năm bởi một nhóm ngư dân đi qua đây. Vì đảo không có muỗi nên họ dựng trại ở đảo. 

Bat mi cuoc song o hon dao khong co mot con muoi, khong nha cao tang-Hinh-4
 Hiện nay, đảo có hơn 90 căn nhà, 2 cửa hàng, 1 nhà hàng, 1 trường học. Hòn đảo hẹp đến mức có nhiều công trình phải làm trên mặt nước. Đảo hầu như không có nhà cao tầng. Không gian trống duy nhất mà mọi người có thể ghé qua là khoảng sân rộng bằng 1/2 sân tennis, còn lại nhìn đâu cũng là nhà.

Bat mi cuoc song o hon dao khong co mot con muoi, khong nha cao tang-Hinh-5
 Có hơn 90 ngôi nhà trên đảo, với hơn 1.200 người sinh sống.

Bat mi cuoc song o hon dao khong co mot con muoi, khong nha cao tang-Hinh-6
 Nguồn nước của đảo chủ yếu dựa vào nước mưa. Nguồn điện dựa vào máy phát điện hoạt động từ 1-4 tiếng mỗi ngày, năng lượng cung cấp cho đảo còn đến từ các tấm pin mặt trời. Trên đảo có một trường dạy học sinh đến lớp 10. Thu nhập của người dân trên đảo đến từ công việc đánh bắt cá, làm công việc dọn dẹp, nấu ăn, hướng dẫn viên du lịch tại các khách sạn ở những đảo gần đó.

Bat mi cuoc song o hon dao khong co mot con muoi, khong nha cao tang-Hinh-7
 Nhiều nhà xây dựng, số dân đông, diện tích đảo chỉ bằng 2 sân bóng đá.

Bat mi cuoc song o hon dao khong co mot con muoi, khong nha cao tang-Hinh-8
 Đảo được phát hiện cách đây 150 năm.

Bat mi cuoc song o hon dao khong co mot con muoi, khong nha cao tang-Hinh-9
 Các ngôi nhà được xây san sát trên đảo. Nước trên đảo dựa vào nguồn nước mưa tự nhiên.

Bat mi cuoc song o hon dao khong co mot con muoi, khong nha cao tang-Hinh-10
 Nhà của mỗi hộ gia đình chủ yếu là một tầng, rất hiếm nhà 2 tầng trên đảo.

Bat mi cuoc song o hon dao khong co mot con muoi, khong nha cao tang-Hinh-11
 Nhiều khách du lịch đến đây để khám phá hòn đảo chật chội.

Cận cảnh dự án lấn biển Cần Giờ Saigon Sunbay sau 12 năm “trùm mền“

Trái ngược với những viễn cảnh được vẽ ra trước đó về siêu dự án lấn biển Cần Giờ với kỳ vọng làm nền kinh tế huyện Cần Giờ được "lột xác", sau gần 12 năm, những gì dự án có là bãi đất hoang.

Can canh du an lan bien Can Gio Saigon Sunbay sau 12 nam “trum men“
 Theo ghi nhận của phóng viên nhadautu.vn tại siêu dự án lấn biển lớn nhất Việt Nam Saigon Sunbay Cần Giờ, sau gần 12 năm trôi qua thì những gì dự án có là một bãi đất hoang, cùng bức tường cao 2 m chạy dọc theo bãi biển 30/4, chắn ngang lối nhìn ra biển gây nhiều bức xúc cho người dân, cũng như khách du lịch khi đến đây.

Chưa giải phóng mặt bằng, Nam Senturia Sài Gòn vẫn rao bán rầm rộ

Công ty Tiến Phước, chủ đầu tư Dự án Senturia Nam Sài Gòn đã công khai rao bán dự án khi chưa giải phóng mặt bằng với hàng trăm hộ dân là trái pháp luật.

Tràn lan thông tin rao bán Khu dân cư Tiến Phước Nam Sài Gòn (Senturia Nam Sài Gòn) tọa lạc tại mặt tiền Đại lộ Nguyễn Văn Linh, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Dự án này nằm bên cầu Xóm Củi, từ khu dân cư, cư dân có thể kết nối đến Quận 4, Quận 7, Đại học Tôn Đức Thắng TP.HCM, cầu Chánh Hưng, cầu Nguyễn Văn Cừ hoặc tuyến đường Phạm Hùng, Quốc lộ 50 để lưu thông về trung tâm TP.HCM, ngập tràn trên internet.