Vì sao Công ty Sông Mã bị thanh tra?

Đoàn kiểm tra, rà soát có nhiệm vụ thực hiện đúng kế hoạch kiểm tra được Chánh Thanh tra tỉnh phê duyệt, theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra. 
Mới đây, ông Mai Sỹ Diến - Chánh Thanh tra tỉnh Thanh Hóa có ký quyết định kiểm tra, rà soát, làm rõ trách nhiệm và giải pháp khắc phục vi phạm, khuyết điểm trong việc cổ phần hóa, bán tài sản của Công ty CP Sông Mã theo Thông báo số 485 ngày 27/6/2023 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và quy định của pháp luật.
Đoàn kiểm tra, rà soát gồm các ông, bà: Phạm Văn Thắng, thanh tra viên, Trưởng phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 3, làm Trưởng đoàn; bà Lê Thị Phương, thanh tra viên và ông Vũ Văn Đức, thanh tra viên Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 3, là thành viên. Chỉ đạo đoàn kiểm tra là ông Phạm Xuân Dũng, Phó Chánh Thanh tra tỉnh.
Đoàn kiểm tra, rà soát có nhiệm vụ thực hiện đúng kế hoạch kiểm tra được Chánh Thanh tra tỉnh phê duyệt, theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra. Thời gian kiểm tra, rà soát là 25 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra (không kể ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định).
Vi sao Cong ty Song Ma bi thanh tra?
Công ty CP Sông Mã tiền thân là Công ty TNHH MTV Sông Mã, là doanh nghiệp nhà nước. (Ảnh: Người lao động).
Việc ban hành quyết định kiểm tra căn cứ Văn bản số 223/UBND-THKH ngày 6/5/2024 về việc khẩn trương thực hiện Kết luận số 2718-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hóa về tiếp tục tập trung thực hiện Kế hoạch số 151-KH/TU ngày 2/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về thực hiện Thông báo kết luận số 485-TB/UBKTTW ngày 27/6/2023 của UBKT Trung ương về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2015 - 2020; trong đó, giao Thanh tra tỉnh tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và UBND tỉnh trước ngày 20/6/2024.
Công ty CP Sông Mã tiền thân là Công ty TNHH MTV Sông Mã, là doanh nghiệp nhà nước. Năm 2008, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 2036 về việc thành lập ban chỉ đạo cổ phần hóa công ty này và đến 2013 công ty đã cổ phần hóa.
Theo phương án cổ phần hóa, Công ty CP Sông Mã có vốn điều lệ 35 tỷ đồng, tương ứng với 3.500.000 CP phát hành với mệnh giá 10.000 đồng. Trong đó, Nhà nước giữ 395.000 CP (11,29% vốn), cổ phần ưu đãi cho người lao động là 42.200 CP (1,29%), cổ phần bán ra bên ngoài là 3.062.800 CP (87,51% vốn).
Tháng 12/2021, Công ty CP Sông Mã tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng. Hiện nay, người đại diện pháp luật kiêm Tổng giám đốc là ông Lê Văn Tám.
Công ty CP Sông Mã có liên quan tới sai phạm tại dự án Hạc Thành Tower ở số 3 Phan Chu Trinh, phường Điện Biên, TP Thanh Hóa. Đây là vụ án điểm của Thanh Hóa khiến cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng cùng loạt quan chức cấp sở, ngành bị khởi tố, có người bị bắt giam, người bị cấm đi khỏi nơi cư trú.
Liên quan tới vụ án, có 2 bị can từng là nguyên lãnh đạo của Công ty CP Sông Mã là ông Nguyễn Mạnh Sơn - nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Sông Mã; ông Đinh Xuân Hướng - nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Sông Mã, bị khởi tố, bắt tạm giam về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí".
Theo đó, tời gian giữ vai trò là Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Sông Mã (doanh nghiệp 100% vốn nhà nước), trong quá trình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, các ông Nguyễn Mạnh Sơn và Đinh Xuân Hướng đã đồng ý cho chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân khi chưa đủ điều kiện.
Ông Sơn và ông Hướng cũng không đề nghị xác định giá trị quyền sử dụng đất khi được giao đất đối với khu đất thực hiện dự án Hạc Thành Tower để xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Hành vi này đã gây thất thoát số tiền gần 56 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước.
Khánh Hoài (T/H)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN