Khahomex làm ăn như thế nào trước tranh cãi liên quan đến Riverside Palace?

Ngoài tranh cãi liên quan đến Riverside Palace thì Khahomex còn dính đến không ít sai phạm khác và tình hình kinh doanh ảm đạm trong những năm gần đây.
 

Thời gian gần đây, CTCP Đầu tư và Dịch vụ Khánh Hội (Khahomex, UPCoM: KHA) và CTCP Thương mại và Dịch vụ Lâu Đài Ven Sông (Công ty Lâu Đài Ven Sông) có những tranh cãi xoay quanh Trung tâm Hội nghị tiệc cưới Riverside Palace số 360 - 360D Bến Vân Đồng, phường 1, quận 4. Ít người biết rằng Khahomex từng là doanh nghiệp có tiếng trên thị trường bất động sản.

Khahomex trước đây là doanh nghiệp nhà nước, được thành lập từ 1982 với tên gọi là Công ty Cung ứng Hàng xuất khẩu quận 4. Vốn điều lệ hiện tại là 141 tỷ đồng, tổng tài sản 466,4 tỷ đồng với lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng, kinh doanh bất động sản.

Kinh doanh ngày càng giảm

Bắt đầu từ năm 2016, tình hình kinh doanh của Công ty ngày càng giảm sút. Tổng doanh thu năm 2016 đạt 103,8 tỷ đồng, tăng 12% so với kế hoạch, nhưng giảm 79% so với doanh thu năm 2015; lợi nhuận trước thuế năm 2016 đạt 56,3 tỷ đồng, giảm 46% so với năm 2015; lợi nhuận sau thuế 45,7 tỷ đồng, giảm 44% so với năm 2015.

Khahomex lam an nhu the nao truoc tranh cai lien quan den Riverside Palace?
 Tình hình kinh doanh giảm sút từ sau năm 2015. Nguồn: VietstockFinance

Năm 2019, Khahomex đặt kế hoạch doanh thu 79 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 41 tỷ đồng. Kế hoạch này đi lùi so với kết quả thực hiện của năm 2018 với doanh thu dự kiến giảm 20% và lợi nhuận trước thuế giảm 21%. Công ty dự kiến chia cổ tức 10%.

Kết thúc 9 tháng, Công ty chỉ mới ghi nhận gần 47 tỷ đồng doanh thu và gần 23 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, thực hiện được gần 60% chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận.

Trong năm 2018, Khahomex thu được gần 99 tỷ đồng doanh thu, trong đó có gần 20 tỷ đồng từ Công ty TNHH MTV Mầm non Khánh Hội. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt xấp xỉ 52 tỷ đồng.

Được biết, Công ty kinh doanh kém hiệu quả là do một số công ty con hoạt động chưa hiệu quả, chưa nắm bắt được thị trường để mở phân khúc kinh doanh.

Khahomex hiện nắm 100% vốn điều lệ tại hai doanh nghiệp là Công ty TNHH MTV Quản lý Cao ốc Khánh Hội (Khaservice) và Công ty TNHH MTV Mầm non Khánh Hội.

Khaservice có vốn điều lệ 2,2 tỷ đồng, chuyên cung cấp các dịch vụ quản lý, giữ xe, giặt ủi... cho 11 chung cư tầm trung trên địa bàn TP.HCM. Công ty TNHH MTV Mầm non Khánh Hội với Trường mầm non Khánh Hội có vốn điều lệ 16 tỷ đồng.

Theo thông tin được chia sẻ từ Khahomex, đến năm 2020, Khaservice vẫn chưa đạt đến độ chuyên nghiệp hóa các ngành nghề hiện đang hoạt động, chưa mở rộng phân khúc quản lý chung cư sang cao cấp và chưa lấn sang được lĩnh vực quản lý cao ốc văn phòng. Nguyên do đào tạo cán bộ quản lý chưa tốt, đặc biệt là chuyên viên làm nghiệp vụ.

Vài năm gần đây, Khahomex đã đầu tư thêm một số ngành mới, vốn không phải thế mạnh. Cụ thể, năm 2014, Khahomex đã góp 49% vốn vào thành lập Hatha Fitness & Yoga - hoạt động trong mảng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nhưng do cạnh tranh gay gắt nên Hatha chưa có lợi nhuận.

Ở mục tiêu chiến lược xây dựng chuỗi trường mầm non thực tế 5 năm qua vẫn chưa thực hiện được. Lý do chính là chưa tìm được vị trí có mức đầu tư phù hợp.

Ngoài 2 công ty nói trên, Khahomex đang nắm 20% vốn điều lệ trong Công ty cổ phần Thực phẩm Hóc Môn (vốn điều lệ 90 tỷ đồng). Dự án Nhà máy Chế biến thực phẩm Hóc Môn có tổng mức đầu tư 280 tỷ đồng, công suất giết mổ gia súc trong giai đoạn 1 là 4.000 con heo/ngày. Sản phẩm kỳ vọng đáp ứng 20% thị phần thịt heo thị trường TP.HCM.

Khahomex lam an nhu the nao truoc tranh cai lien quan den Riverside Palace?-Hinh-2
 

Dính không ít sai phạm khác

Không chỉ sai phạm tại khu đất liên quan đến Trung tâm Hội nghị tiệc cưới Riverside Palace số 360 - 360D Bến Vân Đồng, Khahomex còn dính đến nhiều sai phạm ở các lô đất được UBND TP.HCM cho thuê vì đã thay đổi mục đích sử dụng.

Khu đất 360A- 360C Bến Vân Đồn hiện đã hình thành các tòa nhà chung cư như: Chung cư Khánh Hội 1, chung cư Khánh Hội 2….

Hay tại khu đất 194-196 Nguyễn Tất Thành, Khahomex được cho thuê để sử dụng vào mục đích làm cửa hàng kinh doanh nhưng lại sử dụng để cho 1 hộ thuê hàng chục năm làm tiệm mỹ thuật… Sau khi xảy ra tranh chấp thì cho 1 đơn vị khác thuê làm quán King Coffee mà theo tìm hiểu số tiền thuê phải trả cho Khahomex 1 tháng lên đến vài chục triệu đồng.

Tại khu đất 92- 94 Nguyễn Tất Thành, Khahomex cũng được cho thuê làm cửa hàng kinh doanh nhưng thay vào đó lại là phòng giao dịch của ngân hàng Techcombank.

Ở khu đất 56 Bến Vân Đồn, Khahomex được thuê làm cửa hàng kinh doanh nhưng sau đó đã liên doanh liên kết với 1 đơn vị thực hiện dự án cao ốc, văn phòng… rồi cuối cùng chuyển nhượng cho CTP Tập đoàn địa ốc Nova (Novaland, HoSE: NVL).

Rồi đến hàng ngàn m2 đất tại khu 360- 360B Bến Vân Đồn, Khahomex được UBND TP.HCM cho thuê làm xưởng gia công sản xuất hàng da và giả da, xưởng gia công sản xuất giày thì nay hiện hữu là nhà hàng BBQ, bãi trông gửi xe và hơn 10 ki ốt kinh doanh… đem về lợi nhuận tiền tỷ mỗi năm cho Khahomex.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN