Cụ thể, 3 công ty mà Masan MeatLife sẽ cấp vốn thông qua việc cho vay với số tiền gốc tối đa là 200 tỷ đồng/công ty là Công ty TNHH MNS Meat Hà Nam, Công ty TNHH MNS Farm Nghệ An và Công ty TNHH MNS Meat Sài Gòn.
3 công ty kể trên đều là công ty con do Masan MeatLife sở hữu 100% vốn. Trong đó, Farm Nghệ An có vốn điều lệ 450 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực tổ chức chăn nuôi lợn giống, lợn thịt, thuê gia công nuôi lợn giống, lợn thịt.
Còn Meat Hà Nam và Meat Sài Gòn có vốn điều lệ lần lượt là 373,5 tỷ đồng và 300 tỷ đồng, đều hoạt động trong lĩnh vực đóng gói, bảo quản thịt gia súc và gia cầm, sản xuất thịt ướp lạnh hoặc đông lạnh, sản xuất xúc xích, pate, thịt găm bông,…
|
Nguồn tiền để Masan MeatLife cho 3 công ty vay 600 tỷ đồng lấy từ đâu? |
Gần đây, Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) cũng có công bố việc huy động 10.000 tỷ đồng trái phiếu, trong đó dành 1.000 tỷ đồng để cấp khoản vay cho Meat Hà Nam.
Hiện tại, Masan MeatLife chưa công bố nguồn tiền để thực hiện việc cho vay cũng như phương án cho vay cụ thể.
Masan MeatLife tiền thân là Công ty TNHH MTV Hoa Kim Ngân được thành lập năm 2011 với vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Sau nhiều lần thay đổi và tăng vốn, Công ty hiện có vốn điều lệ 3.243 tỷ đồng.
Tại ngày 30/6/2019, tổng tài sản của Masan MeatLife gần 14 ngàn tỷ đồng, tăng 1,2 ngàn tỷ đồng so hồi đầu năm. Trong cơ cấu tài sản, tiền và tương đương tiền của Công ty đạt 1.477 tỷ đồng, đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 1,4 tỷ đồng.
Masan MeatLife chỉ mới giao dịch trên UPCoM vào đầu tháng 12 với định giá công ty hơn 1 tỷ USD.