Bão số 8 đang trên Biển Đông, di chuyển chậm

Bão số 8 (bão Toraji) di chuyển chậm trên Biển Đông với cường độ mạnh cấp 8-9, giật cấp 11 có khả năng cao tan trên Biển Đông và ít có ảnh hưởng tới đất liền nước ta.

Sau khi bão số 7 tan, trên Biển Đông đang ghi nhận hoạt động của bão số 8.
Theo Trung tâm dự báo KTTV quốc gia, lúc 7h ngày 13/11, vị trí tâm bão số 8 ở vào khoảng 20,3 độ Vĩ Bắc; 116,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11. Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 10-15km/h.
Bao so 8 dang tren Bien Dong, di chuyen cham
Ảnh nchmf 
Đến 7h ngày 14/11, bão trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 10-15km/h, cường độ suy yếu dần.
Đến 7h ngày 15/11, bão trên vùng biển phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ 10km/h, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Như vậy, theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thì bão số 8 có khả năng cao tan trên Biển Đông và ít có ảnh hưởng tới đất liền nước ta.
Do gặp các điều kiện không thuận lợi như không khí lạnh, khô, nhiệt độ mặt biển thấp nên bão sẽ suy yếu dần, có thể tan khi áp sát đảo Hải Nam của Trung Quốc trong khoảng ngày 15/11. Tuy nhiên, diễn biến của bão còn phụ thuộc vào sự tương tác với khối không khí lạnh, cần theo dõi các bản tin cập nhật mới nhất.
Do ảnh hưởng của bão số 8, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động rất mạnh.
>>> Mời độc giả xem thêm video Áp thấp nhiệt đới có thể thành bão, sẵn sàng ứng phó thiên tai:
 

Công điện khẩn ứng phó với bão Toraji gần biển Đông

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa gửi công điện khẩn, yêu cầu các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận sẵn sàng các biện pháp ứng phó với bão Toraji.

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, cơn bão Toraji đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines); dự báo ngày 12/11 bão đi vào biển Đông với cường độ cấp 9, giật cấp 11.
Ngày 10/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã gửi công điện khẩn tới các bộ, ngành và UBND các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận để triển khai các biện pháp ứng phó với bão Toraji đang tiến gần Biển Đông. 

ĐHQG TPHCM công bố đề minh hoạ đánh giá năng lực từ năm 2025

Đại học Quốc gia TP HCM đã công bố đề minh hoạ kỳ thi đánh giá năng lực từ năm 2025. Đề vẫn gồm 120 câu trắc nghiệm nhưng có điều chỉnh để phù hợp với chương trình mới.

Ngày 12/11, ĐHQG TP HCM ban hành cấu trúc bài thi đánh giá năng lực (ĐGNL) áp dụng từ năm 2025.
Theo đó, từ năm 2025, cấu trúc bài thi ĐGNL được điều chỉnh phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018. ĐHQG TPHCM sẽ giữ cấu trúc phần sử dụng ngôn ngữ và Toán học, đồng thời tăng số lượng câu hỏi của hai phần này để tăng độ tin cậy và độ phân biệt của bài thi.
Phần Logic - Phân tích số liệu và Giải quyết vấn đề được gộp lại thành phần Tư duy khoa học, nhằm đánh giá năng lực của thí sinh về logic và suy luận khoa học khi giải quyết các tình huống thực tế thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế và xã hội. Các câu hỏi phần này được xây dựng theo hướng cung cấp thông tin, số liệu, dữ kiện, hoạch định thí nghiệm, kết quả thực nghiệm, thông qua đó yêu cầu thí sinh thể hiện khả năng hiểu và vận dụng thông tin, xác định kết quả thực nghiệm, dự đoán quy luật.
DHQG TPHCM cong bo de minh hoa danh gia nang luc tu nam 2025
Ảnh minh hoạ/vnuhcm.edu.vn
Đề thi đánh giá năng lực từ năm 2025 vẫn gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan với 150 phút và thi trên giấy. Kết quả thi được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm hiện đại theo lý thuyết ứng đáp câu hỏi. Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó của câu hỏi.
Điểm thi được quy đổi theo từng phần. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa từng thành phần của bài thi được thể hiện trên phiếu điểm gồm: Tiếng Việt là 300 điểm, Tiếng Anh là 300 điểm; Toán học là 300 điểm và Tư duy khoa học là 300 điểm.
Theo ĐHQG TPHCM, cấu trúc và nội dung đề thi ĐGNL ĐHQG TPHCM cho năm 2025 có nhiều nét tương đồng với các đề thi chuẩn hóa quốc tế như Scholastic Assessment Test (SAT) của Hoa Kỳ, Psychometric Entrance Test (PET) của Israel và General Aptitude Test (GAT) của Thái Lan…
Trong năm 2025, Đại học Quốc gia TP HCM tiếp tục tổ chức thi Đánh giá năng lực với hai đợt thi dự kiến vào ngày 30/3 và ngày 1/6 tại 25 tỉnh/thành phố.
Năm 2024, kỳ thi đã mở rộng quy mô tổ chức tại 26 tỉnh/thành phố, thu hút gần 107.000 thí sinh tham gia (tăng hơn 21 lần so với năm 2018) và được hơn 100 trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả thi để xét tuyển.
Đề thi này nhằm mục đích đánh giá đúng năng lực tổng quát của học sinh, giúp các trường đại học, cao đẳng tuyển được thí sinh phù hợp; đồng thời đảm bảo tính công bằng, tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục đại học cho tất cả thí sinh, ngay cả khi các em chọn những môn học khác nhau ở bậc THPT. Cách tiếp cận với đề thi này còn phù hợp với định hướng tuyển sinh theo phương thức kết hợp của các đơn vị thành viên ĐHQG-HCM.